Hậu quả của bệnh tiểu đường có thể kể đến như suy thận, viêm các dây thần kinh, giảm thị lực, mù loa, gây đoạn chi gây tàn phế vĩnh viễn, thậm chí tử vong nếu không kiểm soát đường huyết chặt chẽ. Vậy làm thế nào để kiểm soát bệnh tiểu đường để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết hậu quả của bệnh tiểu đường sau đây.

Tiểu đường có nguy hiểm không?

Tiểu đường là một bệnh mãn tính không lây có tỷ lệ mắc cao trong nhiều năm trở lại đây do nhiều nguyên nhân, chủ yếu đến từ thói quen không tốt.

Hậu quả của bệnh tiểu đường có thể nói đến đầu tiên là hôn mê do nhiễm ceton máu. Nếu không được phát hiện và điều trị có thể dẫn đến tử vong. Chưa hết, người mắc tiểu đường nhiều năm có thể dẫn đến các biến chứng trên thần kinh, mạch máu, thận, tim, thị lực,… làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh.

hau qua cua benh tieu duong
Kiểm tra sức khỏe định kỳ để giúp phát hiện sớm các biến chứng của bệnh tiểu đường

Tuy nhiên, bệnh có thể được kiểm soát tốt thông qua chăm sóc sức khỏe định kỳ, theo dõi đường huyết, và duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất xơ và thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp kết hợp với việc tập luyện đều đặn và kiểm soát cân nặng chặt chẽ.

[Tiểu đường là gì, nguyên nhân, triệu chứng và các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh ra sao, hãy đọc thêm bài viết về bệnh tiểu đường]

Hậu quả của bệnh tiểu đường

Hậu quả (biến chứng) cấp tính do tiểu đường

Hậu quả hạ đường huyết

Lượng đường trong máu thấp khá phổ biến ở những người dùng insulin để điều trị, chủ yếu là bệnh tiểu đường tuýp 1. Nhưng hạ đường huyết cũng có thể là hậu quả do thuốc tiểu đường gây ra nếu dùng quá liều hoặc người bệnh nhịn ăn/quên ăn khi uống thuốc hạ đường huyết.

Hạ đường huyết nhẹ có thể gây các triệu chứng đói, bủn rủn chân tay, vã mồi hôi và mắt nhìn mờ,… Nếu không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như co giật hoặc bất tỉnh và cần được chăm sóc khẩn cấp.

Hậu quả của bệnh tiểu đường có thể gây đột quỵ

Tiểu đường không gây ra đột quỵ. Nhưng lại là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Hậu quả của bệnh tiểu đường để lại trên mạch máu là tình trạng viêm ở mạch máu lớn và nhỏ. Đồng thời, các biến chứng mạch máu não làm cho bệnh nhân đái tháo đường dễ bị đột quỵ gấp 2-6 lần và nguy cơ này tăng lên ở những người trẻ tuổi và bệnh nhân tăng huyết áp và các biến chứng ở các mạch máu khác.

hau qua cua benh tieu duong
Biến chứng trên thần kinh do tiểu đường có thể để lại hậu quả nặng nề

Đột quỵ xảy ra khi một hay nhiều mạch máu cấp máu cho não bị vỡ hoặc tắc nghẽn. Nếu tình trạng này kéo dài trên 6 phút, tế bào não bắt đầu chết. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể bị chết não dẫn đến hôn mê, tàn phế vĩnh viễn (tai biến mạch máu não) hoặc thậm chí gây tử vong.

Hậu quả gây hôn mê

hậu quả của bệnh tiểu đường gây ra là hôn mê. Hôn mê do tiểu đường có thể xảy ra khi mức đường huyết tăng cao (tăng đường huyết) hoặc bị hạ thấp xuống (hạ đường huyết). Hôn mê do tiểu đường thường ảnh hưởng chủ yếu đến những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 không được kiểm soát tốt đường huyết. Khi đường huyết trong máu tăng cao đột ngột gây tăng áp lực thẩm thấu, làm máu “đặc” hơn bình thường, có thể kèm nhiễm ceton máu, gây hôn mê.

Hôn mê do đường huyết cao là tình trạng cấp cứu, nếu không được phát hiện sớm và điều trị nhanh chóng, hôn mê do tiểu đường có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, bạn nên tìm đến sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu phát hiện có các dấu hiệu của hôn mê do tiểu đường.

Hậu quả của bệnh tiểu đường cấp tính

Hậu quả của bệnh tiểu đường trên mắt

Các mạch máu nhỏ trong mắt dễ bị tổn thương nếu đường huyết cao và kéo dài. Hậu quả của bệnh tiểu đường trên mắt thường thấy là bệnh võng mạc đái tháo đường.

Bệnh trải qua 2 giai đoạn là chưa tăng sinh và tăng sinh. Thông thường các triệu chứng suy giảm thị lực sẽ xuất hiện ở giai đoạn tăng sinh với các dấu hiệu như nhìn mờ, xuất hiện các chấm đen, mỏi mắt, đau nhức mắt, khó nhìn trong bóng tối… Thêm vào đó, những người bị tiểu đường có xu hướng phát triển đục thủy tinh thể ở độ tuổi trẻ hơn so với những người trưởng thành khác.

Hậu quả trên hệ thần kinh

Hậu quả của bệnh tiểu đường trên thần kinh có thể kể đến các vấn đề như:

  • Bệnh đa dây thần kinh đối xứng: Các rối loạn có thể gặp như dị cảm, mất cảm giác, đau, tê, yếu cơ, teo cơ. Bệnh nhân dễ bị loét chân và thoái hóa khớp thần kinh.
  • Bệnh dây thần kinh tự động: có thể gây hạ huyết áp tư thế, không dung nạp hoạt động thể lực, tim nhanh khi nghỉ, buồn nôn và nôn (do liệt dạ dày), táo bón và tiêu chảy (bao gồm hội chứng dạ dày rỗng), đại tiện mất tự chủ, bí tiểu và không kiểm soát, rối loạn chức năng cương dương và xuất tinh ngược, và khô âm đạo.
  • Bệnh đơn dây thần kinh: gây ra yếu và tê ngón tay (dây thần kinh giữa). Bệnh nhân cũng dễ bị rối loạn chèn ép dây thần kinh, chẳng hạn như hội chứng ống cổ tay.

Hậu quả trên tim mạch

Trong số các hậu quả của bệnh tiểu đường thì tổn thương trên mạch vành hoặc mạch máu ở não là nguy hiểm nhất. Nguyên nhân gồm cả đường huyết cao cùng xơ vữa mạch máu có thể dẫn đến tắc hẹp lòng mạch máu. Các mảng xơ vữa này là yếu tố nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não, thậm chí là đến tử vong.

hau qua cua benh tieu duong
Hậu quả của bệnh tiểu đường là ảnh hưởng tới tim một cách không thể kiểm soát.

Ngoài ra trên mạch máu nhỏ, hậu quả của bệnh tiểu đường để lại là sự tổn thương các mạch máu ngoại biên. Người bệnh thấy đau, mỏi chân hay chuột rút khi di chuyển, làm hạn chế việc di chuyển, khả năng lao động và giảm chất lượng cuộc sống.

Hậu quả của bệnh tiểu đường trên trên thận

Tiểu đường không được kiểm soát đường huyết tốt sẽ có nguy cơ “làm hỏng” và tổn thương mạch máu nhỏ nuôi thận. Từ đó gây viêm thận, suy thận,… Người bệnh gặp phải hậu quả của bệnh tiểu đường để lại trên thận sẽ có các triệu chứng như: khó thở, người bị phù, mệt mỏi, dấu hiệu nhiễm độc do thận không lọc thải tốt độc chất ra ngoài cơ thể.

Suy thận là một hậu quả của bệnh tiểu đường gây ra. Suy thận sẽ chuyển biến nặng rất nhanh nếu như bệnh nhân chủ quan không kiểm soát đường huyết hằng ngày. Suy thận ở giai đoạn bệnh thận nặng, thận không còn khả năng lọc chất độc, phải chạy thận nhân tạo để loại bỏ, nếu không sẽ gây nguy hiểm đến sự sống.

Làm chậm lành vết thương

Với những mạch máu nhỏ, hậu quả của bệnh tiểu đường có thể để lại như viêm tắc các mạch ngoại vi. Điều này dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng ở các bộ phận như chi dưới, làm chậm quá trình lành thương. Một số trường hợp thậm chí tổn thương nhỏ trên da cũng không có khả năng lành, dẫn đến phát triển các vết loét sâu, dễ bị nhiễm khuẩn dẫn đến hoại tử. Cuối cùng là biến chứng đoạn chi do tiểu đường.

Hậu quả gây tổn thương da

Theo một nghiên cứu gần đây, từ 51,1% đến 97% những người mắc bệnh tiểu đường sẽ gặp phải tình trạng da liên quan. Nguyên nhân dẫn đến hậu quả của bệnh tiểu đường trên da có thể là do sự tổn thương mạch máu và thần kinh.

Tiểu đường làm chậm quá trình lưu thông máu, thiếu máu nuôi có thể dẫn đến miễn dịch tại chỗ bị kém đi. Hậu quả để lại chính là người bệnh bị bị các bệnh như nhiễm nấm, nhiễm trùng,… Một số trường hợp có thể gặp như bị sạm da, dày da,… đặc biệt ở vùng có nếp gấp như cổ, nách, bẹn, cùi chỏ,… Đây gọi là chứng gai đen cho tiểu đường.

hau qua cua benh tieu duong
Biểu hiện của chứng gai đen – một hậu quả của bệnh tiểu đường

Ngoài ra, hệ thống thần kinh ngoại biên bị tổn thương cũng có thể gây giảm hoặc mất cảm giác ở các da. Dẫn đến việc truyền tín hiệu đau, rát, ngứa,… về não kém đi. Dẫn đến các thương tổn, chấn thương trên da không được phát hiện sớm, đặc biệt là các vết thương ở chân.

Hậu quả của bệnh tiểu đường là gây nhiễm trùng vết thương

Khi không kiểm soát được mức đường, đường huyết cao sẽ chính khiến người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng vết thương cao hơn người kiểm soát tốt đường huyết. Khi người bệnh không kiểm soát được đường huyết, đường huyết cao tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng và vết thương cũng lâu lành hơn.

Ngoài ra, hậu quả của bệnh tiểu đường cũng dẫn đến suy yếu hệ miễn dịch và tuần hoàn máu kém. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và tăng thời gian mắc bệnh hơn bình thường.

Tiểu đường có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh mãn tính khác

Hậu quả của bệnh tiểu đường không chỉ để lại trên các cơ quan, bộ phận quan trọng của cơ thể, mà còn là yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh mãn tính khác như rối loạn lipid máu, rối loạn chuyển hóa, béo phì, gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp,…

hau qua cua benh tieu duong
Hậu quả của bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh lý khác

Do những rối loạn trong việc sản xuất Insulin để kiểm soát mức đường trong máu bị rối loạn mà có thể dẫn đến hàng loạt những rối loạn khác đi kèm. Đặc biệt là người tiểu đường tuýp 2 thường bị béo phì, béo bụng và có lối sống thụ động. Chính các thói quen này cũng là yếu tố thúc đẩy mắc các bệnh lý không lây khác.

[Tiểu đường và tăng huyết áp có mối quan hệ như thế nào? Đọc thêm vì sao tiểu đường có thể dẫn đến tăng huyết áp và ngược lại]

Cách đề phòng biến chứng của bệnh tiểu đường

Để phòng tránh các biến chứng, các hậu quả của bệnh tiểu đường, người bệnh cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, uống đúng và đủ thuốc để kiểm soát mức đường. Đồng thời, cần có chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với tập thể dục đều đặn.

Tập thể dục hằng ngày là điều bắt buộc với người bị tiểu đường, trừ một số chỉ định khác của bác sĩ. Tập thể dục không chỉ giúp duy trì cân nặng mà còn có tác dụng cải thiện tình trạng đề kháng Insulin của cơ thể. Với người bị tiểu đường, nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga, thiền,… sẽ rất phù hợp.

hau qua cua benh tieu duong
Thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút có thể cải thiện sức khỏe và giảm các hậu quả của bệnh tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát lượng đường, tinh bột phù hợp, giảm muối, giảm chất béo, thay vào đó là các thức ăn nhiều chất xơ và vitamin.

Cùng với đó là thăm khám định kỳ để kiểm tra đường huyết đã được kiểm soát tốt hay không để bác sĩ có sự điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp. Cũng như phát hiện sớm những bất thường để điều trị kịp thời, phòng tránh các biến chứng, hậu quả của bệnh tiểu đường một cách hiệu quả.

[Tập thể dục rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường, đây là những bài tập vận động phù hợp với nhiều độ tuổi, giúp bạn hỗ trợ điều trị và kiểm soát bệnh tiểu đường]

Giải đáp một số thắc mắc liên quan tới bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có phải kiêng đường hoàn toàn không?

Không, người tiểu đường lưu ý không kiêng đường hoàn toàn vì thực chất cơ thể vẫn cần đường để tạo năng lượng và duy trì các hoạt động. Tuy nhiên, lượng đường ăn vào cần được kiểm soát và nên ưu tiên đường hấp thu chậm đến từ ngũ cốc nguyên cám có chỉ số đường huyết thấp để tránh những hậu quả của bệnh tiểu đường gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ba mẹ bị tiểu đường thì con có bị tiểu đường không?

Với người có bố hoặc mẹ bị tiểu đường thì con cái sẽ bị tăng nguy cơ mắc tiểu đường trong tương lai cao hơn gấp 1,5 lần so với người bình thường khác.

Để giảm thiểu nguy cơ này, cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh, giảm đồ ngọt và tinh bột, nên tập luyện thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày tối thiểu 5 ngày mỗi tuần. Đồng thời cần kiểm tra đường huyết thường xuyên để phát hiện sớm tình trạng tiền tiểu đường.

hau qua cua benh tieu duong
Chế độ ăn lành mạnh luôn cần nhiều chất xơ để khiểm soát tiểu đường và các hậu quả của bệnh tiểu đường

Đặc biệt nếu là con gái thì cần kiểm tra tình trạng đường huyết trong quá trình mang thai kỳ để điều trị sớm nhằm giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không?

Tiểu đường là bệnh mãn tính. Cho đến nay, Y học chưa thể chữa khỏi được bệnh lý này. Nhưng nếu người bệnh có chế độ ăn uống hợp lý và duy trì thường xuyên các hoạt động thể dục thể thao, tuân thủ chỉ định dùng thuốc hạ đường huyết đúng và đủ của bác sĩ thì có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh cũng như phòng ngừa các hậu quả của bệnh tiểu đường.

Tóm lại, để ngăn chặn các hậu quả của bệnh tiểu đường đến sớm thì người bệnh cần chủ động trong việc lên kế hoạch cho chế độ ăn uống và luyện tập. Người tiểu đường nên ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên cám, nguyên hạt và rau xanh hoa quả ít ngọt trong khẩu phần ăn hằng ngày. Ngoài ra, người tiểu đường cần giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ và phối hợp tốt với bác sĩ điều trị để phòng ngừa các biến chứng, hậu quả của bệnh tiểu đường được toàn diện hơn.

Mua sữa bột dinh dưỡng Green Nutri ở đâu?

Hiện nay có nhiều sản phẩm giả, nhái các thương hiệu lớn đang trôi nổi trên thị trường và Green Nutri cũng không ngoại lệ.

Để mua đúng sản phẩm sữa hạt ngũ cốc 25 Green Nutri, bột ngũ cốc cho người tiểu đường 25 Beta Glucare, sữa bột ngũ cốc dinh dưỡng Organic Avocado chính hãng, bạn có thể mua tại fanpage 25 Green Nutri, gian hàng bán sữa hạt ngũ cốc 25 Green Nutri tại Shopee, các cửa hàng trực thuộc trực tiếp của Công ty xuất nhập khẩu Hải Bình.

Hoặc gọi trực tiếp đến hotline 0969.15.25.25 Các kênh trên đều là kênh bán hàng chính thức của chúng tôi tại Việt Nam. mua đúng nơi không lo hàng giả và an toàn sức khỏe.