Tiểu đường là bệnh lý có tỷ lệ mắc rất cao trong cộng đồng và đang dần trẻ hóa. Do lối sống hiện đại nhiều áp lực nên bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ mắc, ngay cả khi bạn có cân nặng vừa phải và ở độ tuổi còn rất trẻ.

[Do xu hướng trẻ hóa của bệnh đái đường nên ai cũng phần phải hiểu biết về các xét nghiệm tiểu đường cho mọi lứa tuổi, phòng bệnh hơn chữa bệnh.]

Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, đái đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường do cơ thể thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả 2. Khi tăng đường huyết vượt quá ngưỡng thận sẽ xuất hiện đường niệu (glucose trong nước tiểu).

benh nhan tieu duong can duoc cham soc y te thuong xuyen

Đái đường gắn liền với nguy cơ xuất hiện các biến chứng trên thận, mắt, thần kinh, tim mạch và làm tăng nguy cơ tử vong. Bệnh đái đường có thể điều trị và kiểm soát được bằng cách thay đổi lối sống. Kết hợp với sử dụng thuốc, kiểm soát các bệnh đồng mắc để hạn chế biến chứng, đảm bảo sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Nguyên nhân và phân loại tiểu đường

Bệnh đái tháo đường có ba loại chính, đó là đái đường tuýp 1, đái đường tuýp 2 và bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là chứng rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tụy thay vì các yếu tố bên ngoài. Điều này sẽ gây ra sự thiếu hụt insulin và tăng lượng đường huyết. Tỷ lệ mắc đái đường tuýp 1 là khoảng 10%.

Đái đường tuýp 1 thường có tính bẩm sinh do di truyền nên các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện từ rất sớm, thường là ở trẻ nhỏ hay tuổi vị thành niên.

Một số yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 1 như:

  • Mẹ hoặc anh chị em bị bệnh tiểu đường tuýp 1.
  • Tiếp xúc với một số virus gây bệnh.
  • Sự hiện diện của kháng thể bệnh tiểu đường.
  • Thiếu vitamin D, sớm sử dụng sữa bò hoặc sữa bột có nguồn gốc từ sữa bò, và ăn các loại ngũ cốc trước 4 tháng tuổi. Mặc dù chúng không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1, nhưng cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Các nước như Phần Lan và Thụy Điển, có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 khá cao.

Tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2, còn gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (NIDDM), là loại tiểu đường phổ biến nhất, chiếm 90% đến 95% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Bệnh thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, nhưng do tỷ lệ béo phì ngày càng cao, hiện nay ngày càng nhiều trường hợp bệnh được phát hiện ở tuổi vị thành niên và người trẻ tuổi.

Béo phì rất dễ dẫn đên nguy cơ đái tháo đường.
Béo phì rất dễ dẫn đến nguy cơ đái tháo đường.

Tiểu đường tuýp 2 thường xuất hiện ở những người có các vấn đề như hội chứng chuyển hóa, rối loạn lipid máu,… Thừa cân, béo phì cũng là yếu tố nguy cơ chủ yếu cho sự phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng không phải tất cả những người bị tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân.

Tiểu đường thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ thay đổi mạnh mẽ. Trong đó, sự thay đổi về mặt nội tiết và nhu cầu dinh dưỡng tăng lên được xem là yếu tố nguy cơ khiến mẹ khi mang thai dễ mắc tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ thường sẽ xuất hiện từ tuần thứ 24-28 của thai kỳ và sẽ biến mất sau sinh con.

Nếu bạn bị đái tháo đường trong thai kỳ, không đồng nghĩa với bạn đã mắc bệnh từ trước lúc mang thai hoặc sau khi sinh con. Tuy nhiên, đái tháo đường thai kỳ sẽ khiến bạn tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường tuýp 2trong tương lai.

[Giai đoạn mang thai rất nhạu cảm, rất dễ mắc tiểu đường thai kỳ vì vậy mẹ bầu cần phải hiểu rõ về “tiểu đường thai kỳ và những điều mẹ bầu cần hiểu rõ” để có một sức khỏe tốt, tâm lý ổn định và tinh thần thoải mái.]

Triệu chứng của tiểu đường

Thường ở bệnh nhân đái tháo đường type 1, insulin thiếu hụt một cách tuyệt đối nên các triệu chứng lâm sàng xuất hiện rầm rộ với biểu hiện sút cân nhanh chóng, đái nhiều, uống nhiều.

Trong khi đó, các triệu chứng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 diễn tiến âm ỉ, ít triệu chứng, thường chỉ tình cờ phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hoặc nhập viện vì một lý do khác.

Các triệu chứng đặc trưng khi mắc tiểu đường sẽ gồm triệu chứng 4 nhiều: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy nhiều.

Ngoài ra đi kèm với đó có thể là:

  • Da ngứa, khô, dễ bị nhiễm trùng, vết thương lâu lành.
  • Giảm thị lực, nhìn mờ.
  • Chuột rút vào ban đêm, tê bì chân tay.
  • Nam giới có thể bị giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương.
  • Nữ giới có thể bị nhiễm trùng tiết niệu, viêm âm đạo, rối loạn kinh nguyệt.
  • Người lớn tuổi có thể bị lú lẫn, chóng mặt, ngã (do mất nước).

Còn đối với tiểu đường thai kỳ thì hầu hết ít triệu chứng hơn. Một số trường hợp có biểu hiện thấy khát, đi tiểu nhiều hơn.

Biến chứng của tiểu đường

Tiểu đường nếu không được kiểm soát sẽ gây nhiều nhiều biến chứng nguy hiểm. Thời gian mắc càng lâu và lượng đường trong máu càng ít kiểm soát, thì nguy cơ mắc biến chứng càng cao. Cuối cùng, biến chứng tiểu đường có thể không được phát hiện, phát hiện trễ hoặc điều trị không kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và thậm chí đe dọa đến tính mạng.

  • Biến chứng trên mạch máu: Việc tăng glucose máu kéo dài có thể làm tổn thương mạch máu. Ở mạch máu lớn có thể gây ra bệnh tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tổn thương thành mạch và hẹp các động mạch tứ chi,… Ở mạch máu nhỏ sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng của các cơ quan như thận, võng mạc mắt, thần kinh ngoại biên,… nếu không được điều trị có thể gây suy thận mãn, giảm thị lực dẫn đến mù lòa, dị cảm ở 2 chi dưới…
Các biến chứng tiểu đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Các biến chứng tiểu đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Biến chứng trên hô hấp: Bệnh nhân tiểu đường dễ bị viêm phổi và viêm phế quản do bị bội nhiễm vi khuẩn.
  • Biến chứng trên hệ tiêu hóa: Người bệnh có thể bị viêm quanh nướu răng, rối loạn chức năng gan, viêm loét dạ dày, tiêu chảy.
  • Biến chứng trên da: Bệnh nhân có thể thấy ngứa ngoài da, hay bị mụn nhọt, lòng bàn tay và bàn chân ánh vàng, xuất hiện u màu vàng gây ngứa ở gan bàn chân, bàn tay, mông, viêm mủ da…
  • Biến chứng trên chi: tiểu đường có thể gây hủy hoại các dây thân kinh ngoại vi. Cùng với đó là biến chứng trên các mạch máu nhỏ ở ngoại vi có thể gây thiếu máu nuôi đến vùng chi. Khi xuất hiện các vết thương nhỏ vùng chi như ở lòng bàn chân, rất dễ trở thành vết loét lớn, hoại tử có thể dẫn đến đoạn chi, gây tàn phế vĩnh viễn.
  • Bệnh Alzheimer: Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer.

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho mẹ và con. Sản phụ có thể bị tiền sản giật với biểu hiện tăng huyết áp, đạm niệu, sưng ở chân. Thêm vào đó, sản phụ có nguy cơ tái phát bệnh ở lần mang thai kế tiếp, và tiến triển thành bệnh tiểu đường (phổ biến là tiểu đường tuýp 2) khi về già. Còn đối với thai nhi có nguy cơ phát triển nhanh hơn so với độ tuổi, đồng thời có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 về sau.

[Tất cả những thông tin và kiến thức của bệnh tiểu đường đều có trong bài tổng hợp ” bệnh đái tháo đường, nguyên nhân, phòng và điều trị ” để có chủ động ngăn ngừa và điều trị cho người tiểu đường].

Phương pháp điều trị tiểu đường

Tiểu đường tuýp 1 là không thể chữa khỏi. Vì vậy, bệnh nhân được chỉ định dùng insulin trong suốt quãng đời còn lại vì cơ thể đã không còn khả năng tự sản xuất insulin.

Với tiểu đường tuýp 2, tùy thuộc vào tuổi tác, cân nặng, tình trạng bệnh nền kèm theo mà sẽ có những mức mục tiêu đường huyết khác nhau. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc điều trị tiểu đường dạng uống hoặc tiêm để ổn định lượng đường trong máu.

Dù là mắc tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 thì chúng ta đều cần đến một chế độ ăn uống lành mạnh và vận động thường xuyên để kiểm soát lượng đường trong máu.

Phương pháp phòng ngừa tiểu đường

Thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng, giảm cân ở người béo phì và duy trì cân nặng ở người không thừa cân là điều kiện thiết yếu để điều trị và kiểm soát bệnh đái tháo đường:

  • Luyện tập 30 phút mỗi ngày, 150 phút mỗi tuần, không nên ngưng tập 2 ngày liên tiếp. Đi bộ là bài tập dễ áp dụng nhất, cần kết hợp với tập kháng lực. Nên tập theo thể lực của từng cá thân.
  • Ưu tiên carbohydrat chưa qua tinh chế như gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì đen…
Sử dụng đậu và các loại hạt ngũ cốc kèm chế độ dinh dưỡng khoa học để trị bệnh đái tháo đường.
Sử dụng đậu và các loại hạt ngũ cốc kèm chế độ dinh dưỡng khoa học để hỗ trợ kiểm soát bệnh đái tháo đường.
  • Bổ sung ít nhất 15g chất xơ mỗi ngày.
  • Bổ sung đạm động vật và đạm thực vật từ các loại đậu, ăn nhiều cá.
  • Ưu tiên chất béo tốt từ mỡ cá, dầu oliu, dầu mè, dầu lạc, các loại hạt óc chó, hạnh nhân… Không sử dụng chất béo chuyển hóa từ thức ăn nhanh, thực phẩm chiên rán ngập dầu.
  • Giảm muối, ăn nhạt.
  • Các bữa phụ trong ngày nên sử dụng ngũ cốc hoặc sữa hạt ngũ cốc cho người tiểu đường, ưu tiên các loại không đường.

Thực hành những phương pháp ăn uống và vận động tốt cho sức khỏe ngay từ bây giờ để phòng ngừa không chỉ bệnh tiểu đường mà còn các bệnh mãn tính nguy hiểm khác như tăng huyết áp, mỡ máu,…

[Gơi ý 5 bài tập thể dục hỗ trợ người bị đái tháo đường điều trị hiệu quả.]

Mua sữa hạt ngũ cốc 25 Green Nutri ở đâu?

Hiện nay có nhiều sản phẩm giả, nhái các thương hiệu lớn đang trôi nổi trên thị trường và Green Nutri cũng không ngoại lệ. Để mua đúng sản phẩm sữa hạt ngũ cốc 25 Green Nutri, sữa hạt ngũ cốc 25 Beta Glucare chính hãng bạn có thể mua tại fanpage 25 Green Nutri, gian hàng bán sữa hạt ngũ cốc 25 Green Nutri tại Shopee, các cửa hàng trực thuộc trực tiếp của Công ty xuất nhập khẩu Hải Bình, hoặc gọi trực tiếp đến hotline 0969.15.2525. Các kênh trên đều là kênh bán hàng chính thức của chúng tôi tại Việt Nam. mua đúng nơi không lo hàng giả và an toàn sức khỏe.