Đường huyết trong cơ thể luôn được kiểm soát chặt sẽ bởi hormon Insulin. Tuy nhiên, khi cơ thể gặp “trục trặc” trong việc tiết hormon hoặc do các nguyên nhân khác dẫn đến việc tăng đường huyết. Tăng đường huyết nếu không được nhận biết và không kiểm soát sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Khi nào được gọi là tăng đường huyết?

Bình thường, đường huyết trong cơ thể luôn được giữ bình ổn để đảm bảo duy trì cho các hoạt động sống của cơ thể. Chúng sẽ được cơ thể kiểm soát để không được quá thấp hay quá cao bởi hormon Insulin tiết ra bởi tế bào beta đảo tụy.

Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó dẫn đến việc thiếu hụt hormon Insulin hoặc lượng đường dung nạp vào cơ thể quá mức sẽ dẫn đến làm tăng lượng đường trong máu.

dấu hiệu tăng đường huyết
Tăng đường huyết có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường

Chỉ số đường glucose trong máu khi tăng vượt ngưỡng mức bình thường, thể hiện ở những chỉ số dưới đây:

  • Đường huyết khi đói > 7.7 mmol/L (>140 mg/dL).
  • Đường huyết sau ăn 2 tiếng > 10 mmol/L (> 180 mg/dL).
  • Đường huyết báo động > 250- 300 mg/dL (>13 mmo/L).
  • Đường huyết quá cao > 600 mg/dL → HI (máy test đường huyết không đo được vì quá cao.

Tăng đường huyết có thể dẫn đến một tình trạng cấp cứu. Nhất là tăng đường huyết có thể dẫn đến hôn mê, thậm chí có thể tử vong nếu không xử lý kịp.

[Đái tháo đường là gì? Nguyên nhân và các phòng tránh bệnh cũng như đầy đủ thông tin về bệnh lý đái tháo đường có thể đọc chi tiết tại đây]

Dấu hiệu của tăng đường huyết

Các triệu chứng tăng đường huyết phổ biến có thể là dấu hiệu cảnh báo cho những người đái tháo đường chưa được chẩn đoán. Nếu bạn biết mình mắc bệnh đái tháo đường, những triệu chứng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần điều chỉnh kế hoạch điều trị.

dấu hiệu tăng đường huyết
Sự khác biệt giữa đường huyết bình thương và tăng đường huyết

Khát quá mức

Đường trong máu khi tăng cao sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu trong lòng mạch. Và theo cơ thể cân bằng, cơ thể sẽ nỗ lực để khôi phục sự cân bằng đường trong máu. Bằng các cơ thể sẽ cố gắng thải trừ đường dư thừa qua nước tiểu. Do đó, thận phải tăng cường hoạt động hơn để thải lượng glucose dư ra khỏi cơ thể, kéo theo mất chất lỏng từ các mô cơ thể cùng với lượng đường dư thừa. Do mất nhiều chất lỏng làm thúc đẩy cảm giác khát và uống nhiều nước. Nếu bạn uống liên tục và không cảm thấy hết cơn khát hoặc bạn bị chứng khô miệng nghiêm trọng có thể là dấu hiệu của tăng đường huyết.

Tăng cảm giác đói

Tăng đường huyết có nghĩa là đường ở trong máu nhiều nhưng các tế bào lại không thể sử dụng đường để tạo năng lượng. Do đó, tế bào luôn ở trạng thái “đói” thiếu năng lượng. Do đó, tế bào sẽ gửi tín hiệu đến não bộ. Ngay sau đó, bạn sẽ cảm thấy đói và thèm ăn, đặc biệt là thèm đồ ngọt. Nhưng bạn càng ăn nhiều carbohydrate thì lượng đường trong máu càng cao.

dấu hiệu tăng đường huyết
Tăng đường huyết có thể làm bạn cảm thấy đói và thèm ăn

Để ứng phó, cơ thể sẽ chuyển sang đốt cháy protein để tạo năng lượng thay thế. Do đó, với người thường xuyên bị tăng đường huyết không kiểm soát sẽ kèm sụt ký, mất cơ, các khối cơ bắp nhỏ dần.

Tăng tiểu tiện

Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt vào ban đêm có thể là dấu hiệu của đường trong máu cao. Đây là kết quả của việc thận lấy thêm nước ra khỏi các mô để làm loãng đường thừa trong máu và loại bỏ đường qua nước tiểu.

Tầm nhìn mờ

Mức đường cao buộc cơ thể kéo và thải chất lỏng từ các mô của cơ thể, bao gồm cả dịch của mắt làm ảnh hưởng đến thị lực dẫn tới nhìn mờ.

Mệt mỏi

Khi đường trong máu cao nhưng ít được đưa vào bên trong tế bào để tạo năng lượng, tế bào sẽ trở nên thiếu ăn khiến bạn cảm thấy chậm chạp hoặc mệt mỏi. Điều này thường xảy ra sau bữa ăn, đặc biệt là bữa ăn giàu carbohydrate.

Làm gì khi bị tăng đường huyết?

Nếu mới phát hiện triệu chứng tăng đường huyết bạn có thể tạm thời theo dõi tại nhà bằng máy đo đường huyết để ghi lại số lần tăng, lượng đường huyết đo được. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để hỗ trợ giảm mức đường trong máu:

  • Uống nhiều nước: Nước được hấp thu vào máu sẽ giúp pha loãng một phần mức đường trong máu, giúp giảm chỉ số đường huyết. Tuy nhiên cần thận trọng với người suy tim hay suy thận nặng vì có thể gây phù nếu uống quá nhiều nước.
  • Vận động 15-20 phút: Bạn có thể đi lại tại chỗ, cử động các cơ bắp để giúp cơ thể sử dụng bớt đường nếu còn tỉnh táo. Nếu có các dấu hiệu mệt, choáng váng, chóng mặt,… thì không nên vận động.
dấu hiệu tăng đường huyết
Dấu hiệu của tăng đường huyết

Nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc nặng hơn, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị sớm. Với người quên uống thuốc tiểu đường, cần theo dõi mức đường huyết liên tục và liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để có hướng xử lý an toàn.

Người tiểu đường cần lưu ý gì để giữ mức đường huyết ổn định

Với người bình thường và tiền đái tháo đường thì nếu cứ liên tục không kiểm soát được mức đường trong máu thì sẽ tạo điều kiện cho việc tiến triển thành bệnh đái tháo đường tuýp 2 càng nhanh. Còn với người bị đái tháo đường thì việc không kiểm soát đường huyết có thể dẫn đến xuất hiện sớm các biến chứng tiểu đường.

Do đó, có một số lời khuyên cho người tiểu đường để tránh nguy cơ bị tăng đường huyết đột ngột như sau:

  • Uống đủ nước mỗi ngày để giúp cơ thể ổn định nồng độ đường trong máu.
  • Thể dục đều đặn cũng giúp kiểm soát đường huyết rất tốt. Lưu ý, người bị ceton trong nước tiểu không nên tập thể dục để tránh tạo điều kiện cho đường huyết tăng cao hơn.
  • Tạo lập thói quen ăn uống khoa học, không ăn bánh ngọt, uống nước ngọt hoặc các loại thực phẩm nhiều đường tinh luyện hay giàu tinh bột hấp thu nhanh vì sẽ gây tăng đường khó kiểm soát.
  • Ăn nhiều rau xanh và hoa quả ít ngọt mỗi ngày. Thay thế ngũ cốc tinh chế bằng các loại ngũ cốc nguyên cám, ăn thêm một số loại hạt dinh dưỡng để tăng chất xơ.
  • Dùng thuốc đúng chỉ dẫn của bác sĩ từ thời gian cho đến liều lượng sử dụng.
  • Kiểm tra đường huyết định kỳ để theo dõi, kiểm soát đường huyết. Những người đang lo lắng về triệu chứng tăng đường huyết, đang bị ốm càng cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên.

Tăng đường huyết nếu không được nhận biết và kiểm soát sớm thì sẽ tạo điều kiện tiến triển thành bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai. Ngoài ra, chúng ta cũng cần chủ động hơn trong việc lựa chọn thực phẩm, đọc nhãn thực phẩm để giúp cơ

Mua sữa ngũ cốc 25 Green Nutri ở đâu?

Hiện nay có nhiều sản phẩm giả, nhái các thương hiệu lớn đang trôi nổi trên thị trường và Green Nutri cũng không ngoại lệ. Để mua đúng sản phẩm sữa hạt ngũ cốc 25 Green Nutri, sữa hạt ngũ cốc không đường 25 Beta Glucare chính hãng bạn có thể mua tại fanpage 25 Green Nutri, giang hàng bán sữa hạt ngũ cốc 25 Green Nutri tại Shopee, các cửa hàng trực thuộc trực tiếp của Công ty xuất nhập khẩu Hải Bình, hoặc gọi trực tiếp đến hotline 0969.15.2525. Các kênh trên đều là kênh bán hàng chính thức của chúng tôi tại Việt Nam. mua đúng nơi không lo hàng giả và an toàn sức khỏe.