Tăng huyết áp và đái tháo đường là hai bệnh lý riêng lẻ nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cả hai đều được xếp vào nhóm bệnh mãn tính không lây và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu kiểm soát tốt đái tháo đường cũng giúp kiểm soát huyết áp và ngược lại.

Bệnh lý tăng huyết áp và đái tháo đường

Đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) là bệnh lý rối loạn chuyển hóa glucose trong cơ thể. Nguyên nhân chính là tuyến tụy trong cơ thể tiết ra ít hoặc không tiết ra insulin hoặc tế bào trong cơ thể đề kháng insulin. Tùy vào sự thiếu hụt hoàn toàn hay tương đối Insulin mà tiểu đường được phân thành 02 loại chính là đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2.

Tiểu đường và cao huyết áp có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Tiểu đường và cao huyết áp có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Tăng huyết áp (hay còn gọi là cao huyết áp) là bệnh lý mãn tính, xảy ra khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Tăng huyết áp được xem là “kẻ giết người thầm lặng” vì diễn tiến âm thầm và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim như suy tim, trụy tim, nhồi máu cơ tim, mạch vành tim, tai biến mạch máu não…

Các chuyên gia cho biết, tỷ lệ tăng huyết áp ở người tiểu đường type 2 tăng 2,5 lần so với người không mắc bệnh này. Ngược lại, khoảng 50% số người mắc bệnh tiểu đường đồng thời bị tăng huyết áp (trong đó, 25% ở người trẻ và 75% người lớn tuổi).

Nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch ở người đái tháo đường bị tăng huyết áp gấp đôi so với người đái tháo đường có chỉ số huyết áp bình thường. Và ngược lại đái tháo đường cũng làm cho tăng huyết áp trở nên khó điều trị hơn.

[Tất cả những thông tin và kiến thức của bệnh tiểu đường đều có trong bài tổng hợp ” bệnh đái tháo đường, nguyên nhân, phòng và điều trị ” để có chủ động ngăn ngừa và điều trị cho người tiểu đường].

Vì sao đái tháo đường có thể gây tăng huyết áp?

tiểu đường và huyết áp cao có mối quan hệ mật thiết với nhau. Người cao huyết áp làm cho bệnh đái tháo đường phát triển nhanh hơn, dễ dẫn tới biến chứng. Ngược lại, đái tháo đường khiến huyết áp tăng nhanh, khiến tỷ lệ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ do tim mạch tăng lên 2 – 3 lần so với người huyết áp cao không mắc tiểu đường.

Nguyên nhân 2 bệnh này liên quan tới nhau.
Nguyên nhân 2 bệnh này liên quan tới nhau.

Các cơ chế thúc đẩy bệnh tăng huyết áp do đái tháo được cho là:

  • Làm giảm khả năng co dãn của mạch máu. Mức đường huyết tăng cao là nguyên nhân gây giảm chất NO, làm tăng co mạch và tăng huyết áp.
  • Tăng lượng máu lưu thông trong cơ thể, gia tăng lưu lượng tuần hoàn cũng dẫn đến tăng huyết áp.
  • Thay đổi cách cơ thể quản lý insulin, tăng tích trữ đường thành dạng mỡ, gây xơ vữa mạch máu và làm hẹp thành động mạch, dẫn đến tăng huyết áp.
  • Tăng nguy cơ tổn thương thận, giảm khả năng lọc máu và ảnh hưởng đến độ lọc cầu thận.

Tăng huyết áp cũng có thể gây ra đái tháo đường

Các thông kê tại Anh cho thấy người mắc bệnh huyết áp cao có kèm bệnh tiểu đường cao hơn 70% so với người có mức huyết áp bình thường. Cao huyết áp khiến đường huyết tăng cao, làm bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng nhanh hơn và gia tăng tỷ lệ tử vong.

Cao huyết áp có thể dẫn đến bệnh tiểu đường do tình trạng cản trở dòng máu đến thận gây suy thận, làm trầm trọng thêm các biến chứng của đái tháo đường.

Cao huyết cao cũng có thể gây nên tiểu đường.
Cao huyết cao cũng có thể gây nên tiểu đường.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc điều trị cao huyết áp như thuốc lợi tiểu có ảnh hưởng đến đường huyết. Do đó, người bệnh tiểu đường có kèm tăng huyết áp luôn được ưu tiên điều trị làm giảm huyết áp.

Vừa tiểu đường, vừa cao huyết áp nguy hiểm như thế nào?

Việc mắc chỉ một trong hai bệnh đã mang đến rất nhiều phiền toái, thì mắc đồng thời cả hai bệnh sẽ làm gia tăng khả năng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Trong số đó phải kể đến là tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Nguy cơ bệnh tiểu đường và huyết áp cao gây ra đối với các bệnh tim mạch và bệnh mạch máu não của người bị bệnh tiểu đường và tăng huyết áp cao gấp 6 – 7 lần đối với người bình thường.

Chưa kể, việc tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng trên võng mạc, dễ dẫn đến mù lòa. Đái tháo đường làm tổn thương các mạch máu nhỏ, đặc biệt là ở võng mạc. Chỉ cần xuất hiện một cơn tăng huyết áp, dù nhẹ thì khả năng cao gây vỡ mạch, xuất huyết võng mạch cũng rất cao.

Phòng và tránh hai bện trên bằng lối sống lành mạnh và chế độ ăn khoa học.
Phòng và tránh hai bện trên bằng lối sống lành mạnh và chế độ ăn khoa học.

Đồng thời đây cũng là yếu tố nhanh dẫn đến đột quỵ. Đái tháo đường gây xơ vỡ mạch mạch, tổn thương các mạch máu nhỏ ở nào và tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông, là yếu tố nguy cơ của đột quỵ do thiếu máu não. Còn cao huyết áp có thể dẫn đến đột quỵ do vỡ mạch máu, gọi là xuất huyết.

[Đến đây bạn cần phải chăm kiểm tra sức khỏe và nhớ thường xuyên theo dõi cơ thể của bản thân và người thân trong gia đình để nhận thấy “dấu hiệu của đột quỵ và cách sơ cứu tại nhà sớm nhất“.]

Kiểm soát tăng huyết áp và đái tháo đường

Tăng huyết áp và đái đường đều là những bệnh không lây. Dù y học đã có nhiều tiến bộ nhưng đến nay vẫn chưa có thuốc nào điều trị mà đa phần là sẽ kiểm soát huyết áp cũng như đường huyết về mức an toàn. Dẫu vậy, người bệnh vẫn có thể sống vui khỏe và sống lâu nếu tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ cũng như thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh hơn.

  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho người đái tháo đường cần đặc biệt lưu ý về các chỉ số đường huyết của thực phẩm. Đồng thời tăng khẩu phần rau củ quả trong bữa ăn hằng ngày, chọn các sản phẩm nguyên hạt, ít béo, hạn chế sử dụng đường tinh luyện trong nấu ăn,… Còn về bệnh lý tăng huyết áp, nên lưu ý giảm muối, ăn nhạt hơn để tránh gây giữ nước và tăng huyết áp.
  • Thay đổi lối sống: Sống tích cực và lành mạnh rất quan trọng với người có bệnh nền, cả những người bình thường. Mỗi ngày nên dành ra 30 phút để tập thể dục hoặc chơi thể thao, nên duy trì hàng ngày và không nên nghỉ quá 2 buổi/tuần. Đồng thời, người bị đái tháo đường kèm tăng huyết áp nên tránh xa bia rượu, chất kích thích, đồ uống có cồn, thuốc lá,… hạn chế cà phê và trà vì có thể gây tăng huyết áp.
  • Tuân thủ điều trị: Đây là điều tiên quyết trong điều trị giúp kiểm soát bệnh tốt hơn, phòng ngừa các biến chứng. Người bệnh cần phải uống đúng thuốc, đủ thuốc và đủ liều, không được tự ý bỏ thuốc giữa chừng, khiến huyết áp và đường huyết tăng vọt sẽ rất nguy hiểm.

Tuy việc kết hợp chế độ ăn uống có kiểm soát giúp ích rất nhiều trong điều trị bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường, người bệnh cũng đừng kiêng khem quá mức vì sẽ có thể dẫn đến thiếu chất. Ngoài 3 bữa chính trong ngày, người bệnh nên uống bổ sung sữa hạt ngũ cốc không đường như 25 Beta Glucare để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

Mua sữa ngũ cốc 25 Green Nutri ở đâu?

Hiện nay có nhiều sản phẩm giả, nhái các thương hiệu lớn đang trôi nổi trên thị trường và Green Nutri cũng không ngoại lệ. Để mua đúng sản phẩm sữa hạt ngũ cốc 25 Green Nutri, sữa hạt ngũ cốc không đường 25 Beta Glucare chính hãng bạn có thể mua tại fanpage 25 Green Nutri, giang hàng bán sữa hạt ngũ cốc 25 Green Nutri tại Shopee, các cửa hàng trực thuộc trực tiếp của Công ty xuất nhập khẩu Hải Bình, hoặc gọi trực tiếp đến hotline 0969.15.2525. Các kênh trên đều là kênh bán hàng chính thức của chúng tôi tại Việt Nam. mua đúng nơi không lo hàng giả và an toàn sức khỏe.