Có thể nói, cuối năm với những buổi tiệc tùng sum họp gia đình liên miên sẽ có thể gây ra những bất ổn trong việc kiểm soát đường huyết của người tiểu đường. Tuy nhiên, để ăn Tết ăn toàn, người tiểu đường cần phải chú ý kỷ luật hơn trong việc ăn uống cũng như hạn chế những xáo trộn để giữ gìn sự cố gắng nỗ lực của mình trong việc kiểm soát đường huyết suốt một năm vừa qua.

Ăn uống đúng giờ, đủ bữa

Những ngày cuối năm mỗi gia đình người Việt đều có nhiều ngày cần phải cúng kiếng, tiệc tùng nên rất dễ ăn uống không đúng bữa. Điều này sẽ ảnh hưởng đến mức đường huyết, nếu bỏ bữa mà đang dùng thuốc tiểu đường có thể dẫn đến cơn hạ đường huyết.

cam nang an Tet an toan cho nguoi tieu duong
Ăn đủ bữa và đúng giờ để đường huyết được kiểm soát ổn định

Do đó, người tiểu đường muốn ăn Tết an toàn, đường huyết ổn định thì nên cố gắng duy trì chế độ ăn uống ba bữa một ngày. Không nên để nhiều đồ ăn vặt trên bàn để tránh không tập trung vào món ăn chính. Nếu đến giờ ăn mà vẫn chưa thể ăn vì lý do nào đó, bạn có thể ăn nhẹ một số loại hoa quả ít ngọt, các loại hạt, ngũ cốc hay uống sữa hạt ngũ cốc không đường để lót dạ.

Người tiểu đường có được ăn bánh chưng không?

Bánh chưng, bánh tét là những món ăn cổ truyền của người Việt Nam. Do đó mà nhiều người có tâm lý “mặc kệ, ăn rồi dùng thuốc chắc không sao”. Điều này là rất nguy hiểm vì bánh tét, bánh chưng làm chủ yếu từ gạo nếp có chỉ số đường huyết cao, dễ gây tăng đường huyết đột ngột sau ăn.

Tuy nhiên, Tết thiếu bánh chưng, bánh tét là thiếu đi hương vị Tết. Người tiểu đường cũng có thể ăn bánh chưng nhưng cần ăn có kiểm soát. Để ăn bánh chưng mà không làm đường huyết tăng cao sau ăn nên ăn bánh chưng gói ít thịt mỡ. Mỗi lần chỉ nên ăn một miếng nhỏ (1/8 cái) khoảng 150g và ăn cách nhau ít nhất 8 giờ.

Trước khi ăn bánh chưng, nên ăn salat rau, canh rau, măng, dưa hành… để tăng cường chất xơ, giảm khả năng hấp thu đường từ ruột. Nếu đã ăn bánh chưng trong bữa ăn thì cần bỏ bớt các món có chứa tinh bột như xôi, cơm, miến, hoa quả và các loại thức ăn chứa bột đường khác.

[Bệnh đái tháo đường là gì, nguyên nhân, cách phòng bệnh cũng như lời khuyên của chuyên gia trong việc điều trị bệnh đái tháo đường như thế nào? Tất cả có trong bài viết tổng hợp về bệnh đái tháo đường]

Những loại mứt người tiểu đường nên hạn chế ăn

Để ăn Tết an toàn và lành mạnh, người tiểu đường nên hạn chế ăn bánh mứt. Đặc biệt là các loại mứt nhiều đường vì nguy cơ gây tăng đường rất cao, chẳng hạn như:

  • Mứt dừa: Ngoài lớp đường tinh luyện bên ngoài thì dừa còn chứa một lượng chất béo vừa phải. Tuy chất béo trong dừa là chất béo không bão hòa, nhưng trong quá trình gia nhiệt để sên mứt thì rất dễ biến đổi thành chất béo chuyển hóa. Do đó, ăn nhiều mứt dừa vừa có thể gây tăng đường huyết, vừa gây khó tiêu.
Ăn đủ bữa và đúng giờ để đường huyết được kiểm soát ổn định
Mứt chuối khá ngọt và nhiều đường nên không thích hợp với người tiểu đường
  • Mứt chuối: Chuối chín thường có một lượng đường khá cao. Khi dùng làm mứt lại làm tăng thêm độ ngọt nhờ đường tinh luyện. Do đó, người tiểu đường không nên ăn mứt chuối hay một số loại kẹo có thành phần chuối sẽ giúp kiểm soát đường huyết được tốt hơn.
  • Mứt chà là: Đây là một loại hoa quả sấy khô nên có hàm lượng lượng rất cao. Người tiểu đường có thể ăn mứt chà là ngày Tết. Nhưng nên ăn có kiểm soát, chỉ từ 2-3 trái/ngày.

Người tiểu đường có thể ăn bánh mứt để tận hưởng không khí Tết. Nhưng cần ăn có kiểm soát số lượng khi ăn, ưu tiên các loại mứt ít ngọt hoặc mứt dùng đường ăn kiêng. Mứt hay các loại bánh kẹo nói chung nên ăn sau bữa ăn chính để để ít gây ảnh hưởng đến đường huyết.

[Không phải loại trái cây nào người tiểu đường cũng có thể ăn, người bị tiểu đường chỉ nên ăn một số loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp]  

Hãy ăn rau nhiều hơn và ăn đầu tiên trong bữa ăn

Rau xanh gần như là điều bắt buộc trong chế độ ăn mỗi ngày của chúng ta, vì giúp cung cấp chất xơ – rất cần thiết để duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và đường huyết ổn định. Tuy nhiên, không may là các món làm từ rau xanh trong các dịp lễ thì chẳng có nhiều. Thay vào đó là đồ ăn nhiều đạm, chất béo, tinh bột đường. Do đó, bạn nhất nhiết phải ăn đầy đủ rau, ít nhất 300gram rau xanh mỗi ngày.

Có một mẹo rất hữu ích để giúp bạn có thể ăn Tết an toàn hơn cho cả đường huyết và cân nặng đó chính là hãy ăn rau xanh đầu tiên trong mỗi bữa ăn. Rau xanh sẽ giúp làm đầy một phần dạ dày, giúp chúng ta mau no hơn, hạn chế việc chúng ta ăn quá nhiều. Ngoài rau xanh, chúng ta cũng còn có nhóm hoa quả ít đường rất tốt như táo, quả bơ, dâu tây,..

[Tại sao chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan cần thiết với người tiểu đường như vậy? Lắng nghe chia sẻ của PGS. TS Trần Đáng về một loại chất xơ hòa tan hỗ trợ giảm hấp thu đường và mỡ máu]

Chuẩn bị trước thuốc men để ăn Tết an toàn

Thời điểm nghỉ Tết, các bệnh viện, cơ sở y tế cũng sẽ nghỉ lễ, trừ các trường hợp cấp cứu. Do đó, trước thời điểm nghỉ Tết, cần phải kiểm tra thuốc tiểu đường, thuốc tiêm insulin, máy đo đường huyết cá nhân, que thử tiểu đường,… đã đủ sử dụng trong suốt ngày nghỉ Tết hay chưa để chuẩn bị thêm nếu cần.

Cam nang an Tet cho nguoi tieu duong
Cần chuẩn bị đủ thuốc tiểu đường đầy đủ trước kỳ nghỉ Tết

Ngoài ra, có một số quan niệm đầu năm mới không nên mua thuốc để tránh sự không may mắn. Nên ngoài thuốc điều trị bệnh tiểu đường, bạn còn cần chuẩn bị một số loại thuốc điều trị các bệnh mãn tính khác nếu có và một số thuốc cơ bản cho tủ thuốc y tế gia đình như thuốc hạ sốt, thuốc trợ tiêu, thuốc tiêu chảy,… để ăn Tết an toàn và trọn vẹn hơn.

Theo dõi mức đường trong máu thường xuyên

Người tiểu đường nên duy trì việc kiểm tra đường huyết thường xuyên hoặc khi cảm thấy bất thường để có thể chủ động kiểm soát mức đường huyết của mình. Ngoài ra, cũng cần kiểm tra huyết áp, cân nặng đều đặn để có thể tự quản lý sức khỏe cá nhân cũng như phát hiện sớm những bất thường.

Dù được nghỉ làm việc vào những ngày nghỉ lễ nhưng cơ thể chúng ta vẫn luôn hoạt động mỗi ngày. Vận động không chỉ giúp đốt cháy calo dư thừa, mà còn giúp giảm tình trạng đề kháng insulin, hỗ trợ kiểm soát cân nặng và giải các lo âu cho người lớn tuổi. Do đó, để ăn Tết ăn toàn và vui khỏe hơn, hãy duy trì việc vận động mỗi ngày ít nhất 30 phút. Bạn có thể đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc đơn giản là đi dạo cùng với người thân trong gia đình.