Tiểu đường là một bệnh phổ biến trong cộng đồng. Mục tiêu điều trị quan trọng nhất của bệnh tiểu đường chính là giữ đường huyết bình ổn. Nếu không điều trị tốt, đường huyết tăng cao sẽ gây các biến chứng tiểu đường như tổn thương mạch máu, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể.

Các biến chứng tiểu đường thường gặp

Biến chứng trên thận

Đường máu cao có nguy cơ làm hỏng mạch máu nhỏ nuôi thận. Từ đó gây suy thận, viêm thận,… Người bệnh gặp biến chứng tiểu đường này sẽ gặp phải các triệu chứng như: khó thở, người bị phù, mệt mỏi, dấu hiệu nhiễm độc do thận không lọc thải tốt độc chất ra ngoài cơ thể.

Biến chứng trên thận của người tiểu đường.
Biến chứng tiểu đường ở thận.

Suy thận do tiểu đường sẽ chuyển biến nặng rất nhanh nếu như bệnh nhân chủ quan không kiểm soát đường huyết hằng ngày. Suy thận ở giai đoạn bệnh thận nặng, thận không còn khả năng lọc chất độc, phải chạy thận nhân tạo để loại bỏ, nếu không sẽ gây nguy hiểm đến sự sống. 

Biến chứng trên mắt

Các mạch máu nhỏ trong mắt dễ bị tổn thương nếu đường huyết cao và kéo dài. Biến chứng tiểu đường trên mắt thường thấy là bệnh võng mạc đái tháo đường. Bệnh trả qua 02 giai đoạn là chưa tăng sinh và tăng sinh. Thông thường các triệu chứng suy giảm thị lực sẽ xuất hiện ở giai đoạn tăng sinh với các dấu hiệu như nhìn mờ, xuất hiện các chấm đen, mỏi mắt, đau nhức mắt, khó nhìn trong bóng tối… Thêm vào đó, những người bị tiểu đường có xu hướng phát triển đục thủy tinh thể ở độ tuổi trẻ hơn so với những người trưởng thành khác. 

Biến chứng trên thần kinh

Biến chứng tiểu đường trên thần kinh có thể kể đến các vấn đề như:

  • Bệnh đa dây thần kinh đối xứng: Các rối loạn có thể gặp như dị cảm, mất cảm giác, đau, tê, yếu cơ, teo cơ. Bệnh nhân dễ bị loét chân và thoái hóa khớp thần kinh.
  • Bệnh dây thần kinh tự động: có thể gây hạ huyết áp tư thế, không dung nạp hoạt động thể lực, tim nhanh khi nghỉ, buồn nôn và nôn (do liệt dạ dày), táo bón và tiêu chảy (bao gồm hội chứng dạ dày rỗng), đại tiện mất tự chủ, bí tiểu và không kiểm soát, rối loạn chức năng cương dương và xuất tinh ngược, và khô âm đạo.
  • Bệnh đơn dây thần kinh: gây ra yếu và tê ngón tay (dây thần kinh giữa). Bệnh nhân cũng dễ bị rối loạn chèn ép dây thần kinh, chẳng hạn như hội chứng ống cổ tay.

Biến chứng trên tim và não

Trong các biến chứng tiểu đường thì tổn thương trên mạch vành hoặc mạch máu ở não là nguy hiểm nhất. Nguyên nhân gồm cả đường huyết cao cùng xơ vữa dẫn đến tắc hẹp lòng mạch máu, nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não có thể dẫn đến tử vong.

Bị tiểu đường ảnh hưởng tới tim và não.
Biến chứng tiểu đường ảnh hưởng ở tim và não

Bệnh nhân tiểu đường lâu năm, có nguy cơ gặp biến chứng này cần đi khám định kỳ cùng với điều trị tích cực, lối sống lành mạnh để đẩy lùi bệnh hiệu quả.

Biến chứng trên bàn chân

Biến chứng trên bàn chân do tiểu đường rất dễ gặp, nhất là ở bệnh nhân không kiểm soát được lượng đường trong máu ổn định. Các vết thương trên cơ thể người bệnh đái tháo đường thường lâu lành hơn người bình thường. Đó là kết quả khi lượng đường cao trong máu làm suy giảm sức đề kháng. Khi cơ thể có các vết thương sẽ rất dễ dẫn đến nhiễm trùng và khó lành hơn. Hơn nữa, đái tháo đường kiểm soát kém có thể dẫn đến biến chứng thần kinh gây ra mất cảm giác hoặc gây ngứa ran,… Tổn thương trên mạch máu nhỏ làm giảm lưu lượng máu đến các mạch ngoại vi, nhiễm trùng rất dễ bị lan rộng gây hoại tử chi. Hậu quả có thể bị cắt chân (đoạn chi) nếu hoại tử do nhiễm trùng nặng do không điều trị đúng cách.

Biến chứng trên bàn chân của người bị tiểu đường.
Biến chứng tiểu đường trên bàn chân.

Biến chứng tiểu đường trên bàn chân là vấn đề thật đáng cảnh báo vì ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người tiểu đường. Theo thống kê, cứ 30 giây sẽ có 1 người bị cắt cụt chi do Đái tháo đường. Và 70% trong số đó tử vong trong vòng 5 năm sau khi bị đoạn chi.

[Tất cả những thông tin và kiến thức của bệnh tiểu đường đều có trong bài tổng hợp ” bệnh đái tháo đường, nguyên nhân, phòng và điều trị ” để có chủ động ngăn ngừa và điều trị cho người tiểu đường].

Cách phòng tránh các biến chứng tiểu đường

Ba việc quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường để ngăn ngừa các biến chứng chính là vận động, chế độ dinh dưỡng phù hợp và kết hợp dùng thuốc điều trị tiểu đường theo chỉ định của bác sĩ.

Tập thể dục hằng ngày không chỉ giúp duy trì cân nặng mà còn có tác dụng cải thiện tình trạng đề kháng Insulin của cơ thể. Với người bị tiểu đường, nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga, thiền,… sẽ rất phù hợp.

[Người bị tiểu đường nên có những bài tập vận động phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh, đây là những bài tập vận động giúp bạn hỗ trợ điều trị và kiểm soát bệnh tiểu đường.]

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát lượng đường, tinh bột phù hợp, giảm muối, giảm chất béo, thay vào đó là các thức ăn nhiều chất xơ và vitamin. Người tiểu đường lưu ý không kiêng đường hoàn toàn vì thực chất cơ thể vẫn cần đường để tạo năng lượng và duy trì các hoạt động.

Cùng với đó là thăm khám định kỳ để kiểm tra đường huyết đã được kiểm soát tốt hay không để bác sĩ có sự điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp. Cũng như phát hiện sớm những bất thường để điều trị kịp thời, phòng tránh các biến chứng tiểu đường một cách hiệu quả.

Mua sữa ngũ cốc 25 Green Nutri ở đâu?

Hiện nay có nhiều sản phẩm giả, nhái các thương hiệu lớn đang trôi nổi trên thị trường và Green Nutri cũng không ngoại lệ. Để mua đúng sản phẩm sữa hạt ngũ cốc 25 Green Nutri, sữa hạt ngũ cốc 25 Beta Glucare chính hãng bạn có thể mua tại fanpage 25 Green Nutri, gian hàng bán sữa hạt ngũ cốc 25 Green Nutri tại Shopee, các cửa hàng trực thuộc trực tiếp của Công ty xuất nhập khẩu Hải Bình, hoặc gọi trực tiếp đến hotline 0969.15.2525. Các kênh trên đều là kênh bán hàng chính thức của chúng tôi tại Việt Nam. mua đúng nơi không lo hàng giả và an toàn sức khỏe.