Tiểu đường là 1 trong 4 bệnh không lây nhiễm với tỷ lệ mắc đang gia tăng nhanh chóng và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể là tiền đề cho bệnh tiểu đường. Do đó, việc biết và hiểu về các yếu tố này để chủ động phòng tránh, nhất là tiểu đường tuýp 2, là thật sự cần thiết.

Phân loại bệnh tiểu đường

Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh ảnh hưởng tới khả năng sử dụng đường trong máu để tạo ra năng lượng cho cơ thể. Có ba loại tiểu đường là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ.

  • Tiểu đường tuýp 1: Tế bào beta đảo tụy bị phá hủy do nguyên nhân tự miễn hoặc không rõ nguyên nhân, gây nên thiếu insulin tuyệt đối.
  • Tiểu đường type 2: Do tế bào của cơ thể kháng với insulin, dẫn đến thiếu insulin tương đối (tức là insulin vẫn tiết ra với số lượng bình thường nhưng thiếu so với đòi hỏi của cơ thể). Hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin do tụy tiết ra, gọi là đề kháng insulin.
Các nguyên nhân dẫn đến bẹnh tiểu đường tuýp 2.
Các nguyên nhân dẫn đến bẹnh tiểu đường tuýp 2.
  • Tiểu đường thai kỳ: Tình trạng rối loạn đường huyết ở bất kỳ mức độ nào được phát hiện lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai.
  • Ngoài ra, còn một số dạng tiểu đường khác do thuốc hoặc hóa chất, bệnh nội tiết, do bất thường về gen,…

Trong đó, tiểu đường tuýp 2 chiếm khoảng 90 – 95%. Các bác sĩ cho rằng bệnh tiểu đường tuýp 2 có liên quan với các yếu tố về lối sống như bệnh mỡ máu, béo phì và lười vận động.

[Mỗi loại tiểu đường sẽ có những biến chứng khác nhau, bạn cần biết “biến chứng của tiểu đường nguy hiểu như thế nào?” nguyên nhân và cách phòng ngừa để tự bảo vệ sức khỏe của bản thân.]

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường tuýp 2

  • Di truyền

Cha hoặc mẹ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ. Do bệnh tiểu đường thường liên quan đến lối sống, cha mẹ có thể có các thói quen sống ảnh hưởng không tốt đến con cái. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Một đứa trẻ có cả cha lẫn mẹ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 có 1/2 nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Trẻ em có cha hoặc mẹ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 chẩn đoán trước 50 tuổi có 1/7 nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

  • Tuổi tác

Tiểu đường là một trong những bệnh mạn tính thường gặp có tỷ lệ mắc mới, mắc tăng lên theo tuổi. Người cao tuổi chiếm khoảng 40% trong cộng đồng người mắc bệnh. Phần lớn là mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 (chiếm 95%). Tuổi tác là yếu tố nguy cơ không can thiệp được do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, có thể làm chậm sự xuất hiện của tiểu đường thông qua những thay đổi tích cực về lối sống và chế độ dinh dưỡng.

  • Tiền sử tiểu đường thai kỳ

Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nếu có một thành viên trong gia đình bị bệnh tiểu đường. Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao bị đái tháo đường tuýp 2 sau 5-10 năm. Không chỉ có thể, nguy cơ mắc tiểu đường ở lần mang thai tiếp theo có thể lên tới 45%.

  • Tăng huyết áp

Tăng huyết áp khiến đường huyết tăng cao, làm bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng nhanh hơn và gia tăng tỷ lệ tử vong.

Điểm danh các yếu tố có thể gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.
Điểm danh các yếu tố có thể gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Lười vận động

Lười vận động là một trong những yếu tố nguy cơ chính dẫn đến việc phát triển của bệnh tiểu đường. Việc hoạt động thường xuyên mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể như hạn chế được béo bụng, tăng việc sử dụng glucose của các cơ quan bộ phận, giảm tình trạng đề kháng insulin.

  • Thừa cân, béo phì

Béo phì và tiểu đường có mối liên quan mật thiết với nhau. Đối với những người béo phì, khả năng giảm đường huyết của insulin thấp hơn, hay còn gọi là đề kháng insulin, nhất là những người bị béo bụng. Lượng insulin đủ để duy trì lượng đường huyết ở người bình thường lại không đủ để duy trì đường huyết ở người thừa cân. Chính vì vậy, tế bào gan tăng sản xuất glucose, trong khi tế bào cơ và mô mỡ lại giảm tiếp nhận glucose, gây tăng đường huyết.

Các nghiên cứu phát hiện ra rằng giảm 5–7% trọng lượng cơ thể có thể làm chậm lại sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2.

  • Hút thuốc lá

Những người hút thuốc cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường loại 2, và một số bệnh khác như bệnh tim mạch và ung thư.

  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ

Một nghiên cứu về thời gian ngủ mỗi đêm cho thấy những người ngủ ít hơn 6 giờ/đêm có nguy cơ làm cho tế bào ít nhạy cảm hơn với insulin, làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Mất ngủ, thức khuya... cũng có thể dẫn đến tiểu đường.
Mất ngủ, thức khuya… cũng có thể dẫn đến tiểu đường.

Đồng thời, khi thức khuya, cơ thể sẽ tạo ra nhiều hormone có tên gọi là cortisol. Hormon này tham gia vào các quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể, làm tăng đường huyết và dẫn đến tăng tình trạng đề kháng insulin.

  • Bỏ ăn sáng thường xuyên

Việc bỏ bữa sáng không chỉ gây các vấn đề về loét dạ dày – tá tràng mà còn là yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường tuýp 2. Việc nhịn đói đến trưa làm tăng những phản ứng phá hủy lượng insulin và khả năng kiểm soát đường huyết, dễ dẫn đến tiểu đường.

[Tất cả những thông tin và kiến thức của bệnh tiểu đường đều có trong bài tổng hợp ” bệnh đái tháo đường, nguyên nhân, phòng và điều trị ” để có chủ động ngăn ngừa và điều trị cho người tiểu đường].

Cách phòng tránh bệnh tiểu đường tuýp 2

Dù Y học hiện đại đã có rất nhiều bước phát triển, nhưng đến nay vẫn chưa có thuốc nào điều trị khỏi bệnh tiểu đường. Tuy nhiên vẫn có thể hạn chế được các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường thông qua việc ăn uống lành mạnh và có lối sống khoa học.

  • Thay đổi thói quen ăn uống:
    • Cắt giảm lượng tinh bột, đường, chất ngọt trong thực phẩm và thay bằng chất đạm có trong cá, trứng, thịt, chất xơ và vitamin thừu trái cây, rau củ.
    • Tăng cường ăn nhiều cá hơn, tối thiểu nên ăn 2 bữa/tuần.
    • Hạn chế muối, tránh ăn mặn, bánh kẹo và nước ngọt có gas.
    • Không nên ăn nhiều nội tạng và mỡ động vật.
    • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và sử dụng rượu bia.
    • Ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên cám. Ăn ít cơm trắng và khi ăn nên nhai kỹ, chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày.
    • Không bỏ ăn sáng, nếu không có thời gian thì có thể dùng các bữa ăn sáng từ ngũ cốc hoặc sữa hạt ngũ cốc tiện lợi.
  • Thay đổi lối sống:
    • Mỗi ngày nên dành ra ít nhất từ 30 – 45 phút đi bộ hoặc tập luyện một bộ môn thể thao nào đó. Không nên nghỉ quá 2 buổi/tuần.
    • Sau khi ăn nên nghỉ ngơi từ 30 – 45 phút. Sau đó đi bộ thư giãn tầm 15 – 20 phút để tránh việc đường huyết gia tăng quá cao sau khi ăn xong.
    • Đối với những người làm công việc văn phòng, nếu làm ở tầng thấp nên hạn chế dùng thang máy mà hãy luyện thể lực bằng cách đi cầu thang bộ, tránh ngồi yên một chỗ quá lâu. Nên đứng lên, đi lại nhẹ nhàng xung quanh khu vực làm việc khoảng 1 tiếng/lần.

Việc nhận biết và chủ động hạn chế một số thói quen xấu là cách để bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong tương lai.

[Ngoài chế độ thực dưỡng khoa học, bạn và người thân cũng nên có “những bài tập thể dục tốt cho người tiểu đường” để phòng và hỗ trợ trị bệnh tiểu đường hiệu quả.]

Mua sữa ngũ cốc 25 Green Nutri ở đâu?

Hiện nay có nhiều sản phẩm giả, nhái các thương hiệu lớn đang trôi nổi trên thị trường và Green Nutri cũng không ngoại lệ. Để mua đúng sản phẩm sữa hạt ngũ cốc 25 Green Nutri, sữa hạt ngũ cốc không đường 25 Beta Glucare chính hãng bạn có thể mua tại fanpage 25 Green Nutri, giang hàng bán sữa hạt ngũ cốc 25 Green Nutri tại Shopee, các cửa hàng trực thuộc trực tiếp của Công ty xuất nhập khẩu Hải Bình, hoặc gọi trực tiếp đến hotline 0969.15.2525. Các kênh trên đều là kênh bán hàng chính thức của chúng tôi tại Việt Nam. mua đúng nơi không lo hàng giả và an toàn sức khỏe.