Xét nghiệm tiều đường thai kỳ là bước đầu bảo vệ và nâng cao sức khỏe của mẹ & bé sau này bởi vì tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn glucose huyết xuất hiện trong giai đoạn mang thai lần đầu. Để phát hiện được tiểu đường thai kỳ, mẹ cần phải thực hiện các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ đúng thời điểm, và thời điểm tốt nhất để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là khi nào thì mời các mẹ cùng Greeb Nutri tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), thì tiểu đường (đái tháo đường) trong giai đoạn mang thai lần đầu được phân thành 02 loại như sau:

– Đái tháo đường mang thai (diabetes in pregnancy) hay còn gọi là đái tháo đường rõ (overt diabetes): Có mức glucose huyết tương đạt mức chẩn đoán đái tháo đường tiêu chuẩn, thường được phát hiện trong 03 tháng đầu thai kỳ và không biến mất sau khi sinh con.

– Đái tháo đường thai kỳ (gestational diabetes mellitus – GDM): Có mức glucose huyết tương thấp hơn đái tháo đường mang thai, phát triển trong thời kỳ mang thai, tự khỏi sau khi sinh con.

xet nghiem tieu duong thai ky

Theo khảo sát của các bệnh viện sản khoa trên toàn quốc năm 2012, tỷ lệ mắc tiểu đường thai kỳ đã ở mức 20% tổng số thai phụ được khám y tế tại các bệnh viên/cơ sở chuyên khoa. Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng sản khoa cho cả mẹ và con nếu như không được kiểm soát tốt. Do đó, việc thực hiện các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sớm để phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ an toàn hơn.

[Mẹ à! mẹ nên đọc bài “những điều cần biết của tiểu đường thai kỳ” để nắm hết thông tin từ đó có thể tự bảo vệ sức khỏe trong thời gian mang thai]

Thời điểm nên thực hiện các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để tầm soát sớm

Hội nghị quốc tế Tiểu đường thai kỳ lần thứ 5 đã khuyến cáo nên tầm soát cho mọi phụ nữ mang thai từ tuần lễ thứ 24 – 28 của tuổi thai và thời điểm này được xem là thời điểm chuẩn, tốt nhất cho phát hiện bất thường chuyển hóa Carbohydrate trong thai kỳ.

Riêng đối với các bà mẹ có nguy cơ cao nên thực hiện các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sớm ngay lần khám thai đầu tiên. Nếu thực hiệm nghiệm pháp âm tính sẽ lặp lại khi tuổi thai tuần 24 – 28.

xet nghiem tieu duong thai ky

Phụ nữ mang thai thuộc đối tượng nguy cơ sẽ bao gồm 4 nhóm chính:

  • Yếu tố thai phụ: lớn tuổi, nhiều con, BMI (chỉ số khối) trước khi mang thai, tăng cân quá mức trong thai kỳ, hội chứng buồng trứng đa năng là đối tượng cần thiết nhất phải xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
  • Tiền sử tiểu đưởng trong gia đình thế hệ thứ nhất.
  • Tiền sử sản khoa: thai lưu, sinh con to, tiểu đường trong lần sinh trước.
  • Các yếu tố trong thai kỳ: tăng huyết áp, đa thai.

Các yếu tố phân loại này chưa thật sự thống nhất giữa các tài liệu y khoa. Tuy nhiên, tất cả bà mẹ đều được khuyến khích nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ trong thời gian mang thai.

[Tất cả những thông tin và kiến thức của bệnh tiểu đường đều có trong bài tổng hợp ” bệnh đái tháo đường, nguyên nhân, phòng và điều trị ” để có chủ động ngăn ngừa và điều trị cho người tiểu đường].

Hướng dẫn chi tiết xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Phương pháp dùng để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ là nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g trong 02 giờ.

Theo khuyến cáo để thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ bao gồm 02 lần khám:

    • Lần khám 1: Khi thai phụ đến khám lần đầu tiên vào 3 tháng đầu thai kỳ. Cho thực hiện xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói hoặc glucose huyết tương bất kỳ. Nếu glucose huyết tương lúc đói bất thường là ≥ 126 mg/dL hoặc glucose huyết tương bất kỳ là ≥ 200mg/dL thì chẩn đoán tiểu đường và giới thiệu chuyên khoa nội tiết.
    • Lần khám sau đó: Khi thai kỳ bước vào tuần lễ 24- 28 tư vấn cho mẹ về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ và tầm soát nó. Hướng dẫn chi tiết việc ăn uống hợp lý để thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose 75 gam – 2 giờ vào lần khám thai định kỳ tiếp theo.

xet nghiem tieu duong

Cách thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bằng nghiệm pháp dung nạp glucose:

    • 03 ngày trước khi làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, thai phụ không ăn kiêng và cũng không bổ sung quá nhiều carbohydrate.
    • Nhịn đói 8-12 giờ trước khi làm xét nghiệm, nhưng không quá 14 giờ.
    • Lấy máu để làm xét nghiệm định lượng glucose huyết tương lúc đói (nếu cần).
    • Uống 1 ly đường – tương đương 75 gram glucose, uống trong vòng 5 phút.
    • Lấy máu tại thời điểm 01 giờ và 02 giờ sau khi uống glucose để làm định lượng glucose huyết tương.
    • Trong thời gian làm nghiệm pháp, không được ăn hay uống gì thêm, ngồi nghỉ ngơi và đi lại nhẹ nhàng trong khuôn viên bệnh viện trong thời gian làm nghiệm pháp.

Cách kiểm soát tiểu đường thai kỳ

Thông thường, tiểu đường thai kỳ sẽ tự biến mất sau sinh con, cũng có trường hợp thì không. Do đó, việc tầm soát với các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để giúp phát hiện sớm và kiểm soát tốt tiểu đường thai kỳ chính là cách bảo vệ tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Để kiểm soát tốt tiểu đường thai kỳ, mẹ cần lưu ý như sau:

  • Tăng cân hợp lý

Tăng cân là điều hiển nhiên khi mang thai. Tuy nhiên, việc tăng ở mức nào thì cần được kiểm soát ở mức hợp lý. Tùy theo tình trạng dinh dưỡng (chỉ số khối cơ thể: BMI) trước khi có thai của người mẹ, Viện Y học đã khuyến nghị mức tăng cân như sau:

xet nghiem tieu duong thai ky

Để giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, nhiều bác sĩ khuyên rằng nên giảm cân cho các đối tượng thừa cân và béo phì.

  • Hạn chế sử dụng muối

Giảm ăn mặn nhất là đối với những thai phụ có phù, tăng huyết áp hoặc bị nhiễm độc thai nghén để tránh tai biến khi đẻ. Nên sử dụng dưới 5g muối/ngày. Nên sử dụng muối iốt.

  • Vận động mỗi ngày

Mẹ nên vận động mỗi ngày ít nhất 30 phút. Mẹ có thể đi bộ hoặc tập các động tác tay lúc ngồi trong 10 phút sau ăn, trừ những chỉ định kiêng vận động khác do bác sĩ chỉ định.

xet nghiem tieu duong thai ky

  • Ăn uống lành mạnh và đúng khoa học
    • Nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám hay gạo lứt thay thế cho gạo trắng có chỉ số glucose huyết tương cao.
    • Lưu ý nên sử dụng trên 400g rau/ngày, nên ăn rau có nhiều chất xơ làm hạn chế mức độ tăng glucose huyết tương sau ăn. Chất xơ cũng giúp cho hệ tiêu hóa tốt hơn và phòng ngừa táo bón.
    • Nên ăn thịt nạc, cá nạc, đậu phụ, sữa chua, sữa, phô mai (ít béo, khôngđường).
    • Nên ăn nhiều bữa trong ngày để không làm tăng glucose huyết tương quá nhiều sau ăn, và hạ glucose huyết tương quá nhanh lúc xa bữa ăn. Nên ăn 3 bữa chính và 2 đến 3 bữa phụ.
    • Bữa phụ: nên sử dụng sữa không đường dành cho người tiểu đường. Mẹ cũng có thể sử dụng sữa hạt ngũ cốc không đường xen kẽ với các loại sữa động vật để đa dạng dinh dưỡng và cung cấp thêm nhiều chất xơ.
  • Tuân thủ điều trị và thăm khám định kỳ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ sản khoa.

Một điều quan trọng nữa mẹ cần biết là phải  tuân thủ điều trị, uống đủ thuốc nếu có theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời thăm khám thai và xét nghiệm tiểu đường thai kỳ theo đúng lịch do bác sĩ chỉ định để được theo dõi suốt thai kỳ.

Tóm lại, để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ mẹ cần phải thực hiện các xét nghiệm thai kỳ theo chỉ dẫn. Với những mẹ có nhiều yếu tố nguy cơ cần thăm khám và tầm soát sớm để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng do tiểu đường thai kỳ lên cả mẹ và bé.

Mua sữa ngũ cốc 25 Green Nutri ở đâu?

Hiện nay có nhiều sản phẩm giả, nhái các thương hiệu lớn đang trôi nổi trên thị trường và Green Nutri cũng không ngoại lệ. Để mua đúng sản phẩm sữa hạt ngũ cốc 25 Green Nutri, sữa hạt ngũ cốc không đường 25 Beta Glucare chính hãng bạn có thể mua tại fanpage 25 Green Nutri, giang hàng bán sữa hạt ngũ cốc 25 Green Nutri tại Shopee, các cửa hàng trực thuộc trực tiếp của Công ty xuất nhập khẩu Hải Bình, hoặc gọi trực tiếp đến hotline 0969.15.2525. Các kênh trên đều là kênh bán hàng chính thức của chúng tôi tại Việt Nam. mua đúng nơi không lo hàng giả và an toàn sức khỏe.