Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong. Khi đường huyết tăng cao mà cơ thể không kiểm soát có thể dẫn đến các biến chứng cấp tính, thậm chí tử vong. Do đó việc chủ động theo dõi các chỉ số tiểu đường rất quan trọng để phát hiện sớm các chỉ số nguy hiểm có thể tác động xấu đến sức khoẻ.
Về bệnh tiểu đường và chỉ số tiểu đường
Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một bệnh lý mãn tính liên quan đến rối loạn chuyển hóa glucose của cơ thể. Bệnh tiểu đường xuất hiện khi lượng glucose trong máu tăng cao hơn mức bình thường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý tiểu đường, có thể do sự thiếu hụt insulin bẩm sinh, tuyến tụy sản xuất không đủ đáp ứng mức tăng đường huyết hoặc do tình trạng đề kháng insulin,…

Tiểu đường nếu không được điều trị có thể dẫn đến những biến chứng bao gồm biến chứng cấp tính và biến chứng mãn tính, gây tổn hại đến các cơ quan quan trọng như não, mắt, tim, thận, thần kinh ngoại biên,…
Còn chỉ số tiểu đường là chỉ số đường huyết hoặc là chỉ số glucose máu. Đây là giá trị được dùng để đo nồng độ đường trong máu, thường được tính bằng mmol/L hoặc mg/dL và được dùng trong việc chẩn đoán và theo dõi bệnh tiểu đường. Chỉ số này không cố định mà thay đổi liên tục, phụ thuộc vào các yếu tố như bữa ăn, các thời điểm khác nhau trong ngày hoặc các hoạt động thể chất.
Các mốc thời điểm quan trọng để đo chỉ số đường huyết gồm: khi đói, sau ăn và trước khi đi ngủ. Bất kỳ sự bất thường nào, như quá thấp hoặc quá cao, đều có thể gây nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm.
Chỉ số tiểu đường sẽ khác với chỉ số đường huyết GI của thực phẩm. Chỉ số GI (Glycemic Index) là thước đo thể hiện tốc độ làm tăng đường huyết sau khi tiêu thụ một loại thực phẩm chứa carbohydrate nào đó.Thực phẩm có chỉ số GI cao khiến đường huyết tăng nhanh, trong khi thực phẩm có chỉ số GI thấp giúp duy trì đường huyết ổn định hơn.
Tìm hiểu thông tin chi tiết về bệnh tiểu đường, phân loại, nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa qua bài viết tổng hợp Bệnh đái tháo đường nguyên nhân-phòng và điều trị.
Chỉ số tiểu đường bình thường là bao nhiêu?
Để hiểu được “chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?”, trước tiên cần nắm rõ ngưỡng đường huyết bình thường. Để biết được mức đường bình thường bạn có thể theo dõi tại bảng sau:
Chỉ số tiểu đường (*) | Bình thường | Tiền tiểu đường | Tiểu đường |
Đường huyết lúc đói (mg/dL) | < 99 | 100 – 125 | ≥ 126 (Ít nhất 2 lần thử) |
Đường huyết bất kỳ (mg/dL) | < 140 | 140 – 199 | ≥ 200 (Ít nhất 2 lần thử) |
Nghiệm pháp dung nạp glucose (mg/dL) | < 140 | 140 – 199 | ≥ 200 |
Chỉ số HbA1c (%) | < 5.7% | 5.7 – 6.4 | ≥ 6.5% |
(*Theo ADA và BYT 2017)
Ngoài ra, còn một số chỉ số tiểu đường được đo vào các thời điểm như sau:
- Đường huyết sau ăn 1 – 2 giờ: Dưới 180 mg/dL (< 10.0 mmol/l).
- Đường huyết trước khi đi ngủ: 100 – 150 mg/dL (6.0 – 8.3 mmol/l).
Nếu chỉ số đường huyết vượt quá hoặc giảm xuống dưới các mức này, cơ thể có thể đối mặt với nguy cơ biến chứng cấp tính và mãn tính.
Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm? Nguy hiểm như thế nào?
Chỉ số tiểu đường bao nhiêu được xem là nguy hiểm?
Việc theo dõi chỉ số tiểu đường thường xuyên là cần thiết đối với người tiểu đường nhằm theo dõi hiệu quả điều trị cũng như phòng biến chứng. Theo bảng chỉ số tiểu đường ở mục trên thì các mức glucose huyết sau đây được xem là nguy hiểm:
- Mức đo khi đói từ 100 – 125 mg/dl (6.1 – 7.0 mmol/l): Đây chưa được xem là tiểu đường nhưng lại ở mức tiền tiểu đường. Người bệnh cần thực hiện các biện pháp điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống để ổn định đường huyết, tránh hoặc làm chậm tiến triển thành tiểu đường trong tương lai.
- Mức đo khi đói ≥ 126 mg/dl (7 mmol/l): Đây là dấu hiệu cho thấy có thể bạn đã mắc tiểu đường. Do đó, cần phải được thăm khác và chẩn đoán bởi các bác sĩ chuyên môn.
- Mức đo khi đói ≥ 250 mg/dL (13.9 mmol/L): Đây là mức đường tăng quá cao có thể dẫn đến các biến chứng cấp tính như nhiễm toan ceton máu, hôn mê, thậm chí là tử vong.

Quản lý đường huyết tốt không chỉ giúp giảm nguy cơ biến chứng mà còn đảm bảo người bệnh an tâm sống vui sống khỏe mạnh như một người bình thường. Do đó, mỗi nhà có thể trang bị cho gia đình một máy đo đường huyết cá nhân để chủ động hơn trong việc kiểm tra cũng như theo dõi chỉ số glucose thường xuyên.
Bạn đã biết cách đo chỉ số tiểu đường chính xác hay chưa? Cùng đọc qua bài viết về cách đo chỉ số đường huyết tại nhà đơn giản.
Mức độ nguy hiểm khi chỉ số tiểu đường tăng cao
Có thể thấy tầm quan trọng của việc theo dõi các chỉ số tiểu đường. Việc này sẽ giúp phát hiện kịp thời các tình huống khẩn cấp và là cơ sở để đánh giá hiệu quả điều trị hay việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của bệnh nhân có tốt không. Nếu không kiểm soát tốt mức đường trong máu, các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:
- Hạ đường huyết: Thường có nhiều nguyên nhân như dùng thuốc tiểu đường quá liều, bỏ bữa, lao lực, ăn uống thiếu chất,… Có thể dẫn đến cơn hạ đường huyết bất ngờ. Việc hạ đường huyết có thể dẫn đến giảm thị lực, giảm trí nhớ, tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tổn thương não nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
- Tăng đường huyết thường xuyên: Đường huyết tăng đột ngột và lên xuống thất thường trong ngày sẽ gây các biến chứng lên các mô và cơ quan quan trọng như tổn thương mạch máu và dây thần kinh ngoại biên, mù loà, suy thận, nhiễm trùng khó lành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… làm suy giảm chất lượng cuộc sống và có thể gây tử vong.

Do đó, khi kiểm tra chỉ số tiểu đường mà phát hiện mức đường huyết không nằm trong mức bình thường thì nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám. kiểm soát chỉ số đường huyết ổn định là điều kiện thiết yếu để duy trì sức khỏe, ngăn ngừa biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Chỉ số tiểu đường tăng, nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến rối loạn chuyển hoá đường của cơ thể. Tuỳ thuộc vào từng loại tiểu đường khác nhau mà có những nguyên nhân khác nhau.
- Với tiểu đường tuýp 1: thường do nguyên nhân bẩm sinh dẫn đến thiếu hụt gần như hoàn toàn insulin. Với tiểu đường tuýp 1 thì điều trị bắt buộc bằng cách tiêm insulin.
- Với tiểu đường tuýp 2: thường gặp phải trên những người có các yếu tố nguy cơ cao như lớn tuổi, lối sống thụ động và chế độ ăn uống kém khoa học, béo phì, mỡ máu, áp lực căng thẳng,… Các yếu tố này làm gia tăng tình trạng đề kháng insulin dẫn đến tiểu đường.
- Với tiểu đường thai kỳ: đây là loại tiểu đường xuất hiện ở phụ nữ mang thai do những rối loạn về nội tiết, chế độ ăn uống sinh hoạt của mẹ,… Và thường sẽ hết khi mẹ sanh con.

Còn đối với mức tăng đường huyết khi theo dõi trong ngày của bệnh nhân tiểu đường có thể do các nguyên nhân như:
- Thuốc không đáp ứng điều trị: Cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và thay đổi phác đồ điều trị.
- Quên sử dụng thuốc tiểu đường hoặc không uống đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ: Cần kiểm tra xem việc dùng thuốc và sự tuân thủ của bệnh nhân. Với người lớn tuổi thường hay bị suy giảm trí nhớ, cầm nắm khó khăn thì nên có một người chăm sóc, nhắc nhở và theo dõi việc uống thuốc hằng ngày.
- Sau bữa ăn với thực phẩm quá nhiều carbohydrate: thường sẽ làm tăng quá mức mức đường huyết sau ăn. Bệnh nhân cần tuân thủ chế độ ăn uống, kiểm soát lượng carbohydrate và kiểm soát khẩu phần ăn chặt chẽ.
Khi phát hiện có chỉ số tiểu đường bất thường, nên đến ngay cơ sở y tế để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị sớm để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm do tăng đường huyết.
Biến Chứng Tiểu Đường Nguy Hiểm Như Thế Nào? Chủ động tìm hiểu để chủ động phòng tránh.
Cách kiểm soát chỉ số tiểu đường
Các chỉ số tiểu đường ổn định sẽ giúp hạn chế được tối đa các biến chứng của tiểu đường. Để kiểm soát tốt các chỉ số này, người bệnh cần phải tuân thủ chỉ định điều trị kết hợp với thay đổi lối sống tích cực, cụ thể như sau:
- Kiểm soát khẩu phần ăn: Cần kiểm soát lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn là bao nhiêu, tỷ lệ các nhóm thực phẩm như thế nào để vừa cân bằng được dinh dưỡng, vừa đảm bảo được lượng carbohydrate ăn vào không gây tăng đường huyết. Có thể áp dụng phương pháp “bữa ăn với chiếc đĩa” để kiểm soát khẩu phần ăn dễ dàng hơn.
- Hạn chế đồ ăn nhiều đường: Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ từ rau củ và ngũ cốc nguyên cám, kết hợp thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin để duy trì dinh dưỡng cân bằng. Nên kiêng các loại thực phẩm nhiều đường tinh luyện, calo rỗng như ngũ cốc tinh chế, nước ngọt, bánh kẹo,… vì gây tăng đường huyết nhanh sau ăn.
- Không bỏ bữa: Bỏ bữa sẽ làm rối loạn đường huyết vì cơ thể cần đường để duy trì năng lượng. Nếu bỏ bữa có thể gây hạ đường huyết nặng khi kết hợp với thuốc điều trị tiểu đường.
- Tập thể dục thường xuyên: Một điều không thể thiếu với người tiểu đường đó là vận động thể chất. Tập thể dục giúp giảm đề kháng insulin, cải thiện sức khỏe tim mạch và duy trì đường huyết ổn định.
- Theo dõi sức khỏe định kỳ: Kiểm tra chỉ số đường huyết theo hướng dẫn định kỳ hoặc có thể kiểm tra tại nhà để phát hiện sớm các bất thường.
- Hạn chế thuốc lá và rượu bia: bia rượu và đồ uống có cồn gây tăng đường huyết và tổn hại đến gan. Thuốc lá làm giảm chỉ số mỡ máu tốt HDL và làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng trên tim mạch.
- Ngủ đủ giấc: Đảm bảo ngủ đủ giấc và duy trì lịch sinh hoạt hợp lý.
- Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng cũng là yếu tố làm rối loạn nội tiết, tăng tiết cortisol, tăng cảm giác thèm ngọt, gây mất ngủ,… Do đó, nên học cách để kiểm soát tốt căng thẳng và cảm xúc.
Hi vọng sau bài viết này, bạn đã có thêm thông tin tham khảo về các chỉ số tiểu đường khi nào là nguy hiểm, nguy hiểm như thế nào và cần phải kiểm soát ra sao. Tiểu đường là bệnh lý mãn tính, khi mắc phải thì người bệnh gần như phải dùng thuốc đến hết cuộc đời. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể có một cuộc sống khỏe mạnh như bình thường nếu biết cách kiểm soát lối sống và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng đúng cách sẽ giúp người tiểu đường duy trì mức đường ổn định, sức đề kháng tốt và tâm trạng vui vẻ. Theo đó, các chuyên gia y tế khuyên rằng người tiểu đường nên tăng cường dinh dưỡng từ thực vật giàu chất xơ như các loại sữa hạt ngũ cốc ở các bữa ăn phụ trong ngày.
Người tiểu đường có thể chọn bổ sung sữa hạt ngũ cốc 25 Beta Glucare để giữ đường huyết ổn định, đảm bảo năng lượng lành mạnh và giảm nguy cơ xuất hiện tình trạng hạ đường huyết hay tăng đường huyết bất ngờ.

Sữa hạt ngũ cốc 25 Beta Glucare là dòng sữa hạt thuần chay được nhập khẩu hoàn toàn từ thương hiệu Singapore. 25 Beta Glucare có chứa 25 thành phần, nổi bật là Beta glucan từ Vỏ cám yến mạch cao cấp giúp hạ đường huyết, giảm mỡ máu, tăng sức đề kháng và tốt cho hệ tiêu hoá người lớn tuổi.
25 Beta Glucare được nghiên cứu và bào chế với 6 Không, bao gồm: Không đường tinh luyện, không chất bảo quản, không cholesterol, không chất béo chuyển hóa, không thành phần biến đổi gen và không chất bảo quản; nên rất phù hợp với người lớn tuổi, người tiểu đường, người ăn kiêng,…
Nguồn tham khảo:
- BYT, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường tuýp 2, 2017.