Tiểu đường là một trong những bệnh mãn tính không lây đang gia tăng nhanh chóng trong cộng đồng. Để chẩn đoán bệnh, bạn sẽ phải cần thực hiện một số xét nghiệm tiểu đường và sau đó thông qua các chỉ số đường huyết để xác định. Đồng thời, một số xét nghiệm cũng giúp theo dõi việc kiểm soát đường huyết có tốt không trên việc sử dụng thuốc cũng như tuân thủ điều trị ở bệnh nhân,

Bệnh tiểu đường có thật sự nguy hiểm?

Khi xã hội càng phát triển nhưng kéo theo đó là áp lực công việc cũng ngày một tăng lên, cộng thêm việc ăn uống không kiểm soát và kém vận động là những nguyên nhân gây tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa.

Theo Liên đoàn đái tháo đường Thế giới (IDF) công bố năm 2021, cả thế giới có tới 537 triệu người mắc tiểu đường, tương ứng với tỷ lệ cứ 10 người lớn độ tuổi 20 – 79 tuổi có 1 người mắc tiểu đường; cứ 6 trẻ sinh ra có 1 trẻ bị ảnh hưởng bởi tiểu đường trong giai đoạn phát triển thai nhi. Đặc biệt, có tới 50% số người trưởng thành mắc tiểu đường mà không được chẩn đoán.

Sự nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Sự nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, đái tháo đường là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tàn tật và tử vong sớm ở hầu hết các quốc gia và là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà, bệnh tim mạch, suy thận và viêm loét chân phải cắt cụt.

Do đó, việc thăm khám định kỳ, thực hiện các xét nghiệm tiểu đường để tầm soát sớm bệnh cũng là một trong những cách để phát hiện và điều trị sớm, ngăn ngừa các biến chứng âm thầm của bệnh.

Xét nghiệm tiểu đường người ta chia ra làm 3 nhóm:

  • Xét nghiệm phát hiện bệnh đái tháo đường.
  • Xét nghiệm phân biệt đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2
  • Xét nghiệm theo dõi đái tháo đường

[Tất cả những thông tin và kiến thức của bệnh tiểu đường đều có trong bài tổng hợp ” bệnh đái tháo đường, nguyên nhân, phòng và điều trị ” để có chủ động ngăn ngừa và điều trị cho người tiểu đường].

Các xét nghiệm tiểu đường

Các xét nghiệm tiểu đường là một phần quan trọng trong việc chẩn đoán và quản lý bệnh đái tháo đường. Xét nghiệm giúp đo lường mức đường huyết hiện tại và cung cấp thông tin quan trọng về việc kiểm soát đường huyết đã tốt hay chưa.

Xét nghiệm đường huyết bất kỳ

Xét nghiệm đường huyết bất kỳ (ngẫu nhiên) là xét nghiệm để theo dõi tiểu đường. Đây là xét nghiệm nhanh bằng máy đo đường huyết các nhân nhằm kiểm tra lượng đường vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày và không cần nhịn ăn. Nếu mức đường trên 200mg/dL nghĩa là có nguy cơ mắc tiểu đường hoặc đường huyết không được kiểm soát tốt.

Để khẳng định có mắc tiểu đường hay không thì chỉ có một xét nghiệm đường huyết bất kỳ là chưa đủ, cần thêm một hoặc một số xét nghiệm khác kết hợp để chẩn đoán xác định như là xét nghiệm dung nạp glucose hoặc xét nghiệm chỉ số HbA1c.

Xét nghiệm dung nạp glucose

Đây là xét nghiệm đường huyết sau khi được uống một lượng glucose nhất định và bắt buộc phải nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước đó. Xét nghiệm được thực hiện bằng cách lấy máu bệnh nhân sau khi bệnh nhân sau 2h uống một lượng glucose nhất định.

Xét nghiệm dung nạp glucose.
Xét nghiệm dung nạp glucose.

Nếu xét nghiệm đường máu sau ăn của bệnh nhân 2h thấy kết quả nồng độ glucose trong huyết tương >= 200mg/dL (≥ 11,1 mmol/l) thì sẽ được coi là chỉ điểm của bệnh đái tháo đường. Còn nếu nồng độ glucose < 140mg/dL (< 7,8 mmol/L) được coi là bình thường. Từ 140 – 199mg/dL được xếp vào nhóm tiền tiểu đường. Xét nghiệm này dùng để chẩn đoán tiền tiểu đường, tiểu đường và đặc biệt là tiểu đường thai kỳ.

Xét nghiệm đường huyết lúc đói

Xét nghiệm tiểu đường cần được thực hiện vào buổi sáng khi người bệnh nhịn ăn ít nhất từ 8h trở lên. Chỉ số đường huyết < 100mg/dL (<5,6mmol/L) là bình thường. Tiền tiểu đường có mức chỉ số từ 100 – 125mg/dL (5,6 đến 6,9 mmol/L). Nếu mức đường huyết từ 126mg/dL trở lên là đã mắc tiểu đường.

Nếu chỉ số đường huyết lúc đói ở trong mức an toàn, các chuyên gia cho biết người bệnh không có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường trong ít nhất 10 năm tới. Tuy nhiên, vẫn cần kiểm tra thường xuyên và định kỳ nếu cần thiết, đặc biệt với người trên 30 tuổi nên tầm soát định kỳ mỗi năm.

Xét nghiệm HbA1c

HbA1C là thông số phản ánh nồng độ đường máu trung bình trong khoảng 3 tháng gần nhất. HbA1C có vai trò đánh giá lượng glucose gắn vào hồng cầu trong máu người bệnh. Đây là xét nghiệm thường được chỉ định để chẩn đoán và theo dõi đáp ứng điều trị ở những bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2.

 

Xét nghiệm HbA1c cho người tiểu đường.
Xét nghiệm HbA1c cho người tiểu đường.

Giá trị HbA1C ở người bình thường là < 5,7%. Khi HbA1C > 6,4%, người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Xét nghiệm này được thực hiện mỗi 3 hoặc 6 tháng. Dùng để chẩn đoán và đánh giá đường huyết được kiểm soát tốt hay chưa.

Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm tiểu đường?

Tùy thuộc vào xét nghiệm gì mà sẽ có quy định riêng về việc có cần phải nhịn ăn hay không và nhịn tối thiểu trong bao lâu. Do đó, trước khi thực hiện bất kỳ xét nghiệm nào, cần hỏi lại bác sĩ hoặc nơi thực hiện xét nghiệm để được hướng dẫn chi tiết.

Ngoài ra, một số điều cần lưu ý trước khi xét nghiệm tiểu đường như sau:

  • Nên lựa chọn thời gian xét nghiệm vào buổi sáng là tốt nhất.
  • Nên nhịn ăn ít nhất 8 giờ, trừ xét nghiệm đường huyết bất kỳ không cần phải nhịn đói, được uống nước lọc bình thường.
  • Không sử dụng các chất kích thích như cà phê, chè, bia rượu,…
  • Không hút thuốc lá.
    Không vận động trước khi xét nghiệm.
  • Ngủ đủ giấc và giữ tâm lý thoải mái.
  • Báo cho bác sĩ các loại thuốc bệnh nhân đang dùng. Bởi một số loại thuốc cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Chẳng hạn như: thuốc tránh thai, aspirin, corticosteroid, thuốc chống trầm cảm, chống động kinh…
  • Mang theo đồ ngọt, kẹo,… để phòng trường hợp bị hạ đường huyết do nhịn đói quá lâu, đặc biệt với người đang sử dụng thuốc hạ đường huyết.

Xét nghiệm tiểu đường là cần thiết để xác định mắc bệnh hoặc có đang điều trị bệnh hiệu quả hay không. Do đó, cần phải tái khám định kỳ để thực hiện các xét nghiệm theo dõi phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cần thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.

Mua sữa ngũ cốc 25 Green Nutri ở đâu?

Hiện nay có nhiều sản phẩm giả, nhái các thương hiệu lớn đang trôi nổi trên thị trường và Green Nutri cũng không ngoại lệ. Để mua đúng sản phẩm sữa hạt ngũ cốc 25 Green Nutri, sữa hạt ngũ cốc không đường 25 Beta Glucare chính hãng bạn có thể mua tại fanpage 25 Green Nutri, giang hàng bán sữa hạt ngũ cốc 25 Green Nutri tại Shopee, các cửa hàng trực thuộc trực tiếp của Công ty xuất nhập khẩu Hải Bình, hoặc gọi trực tiếp đến hotline 0969.15.2525. Các kênh trên đều là kênh bán hàng chính thức của chúng tôi tại Việt Nam. mua đúng nơi không lo hàng giả và an toàn sức khỏe.