Tam thất được xem như một loại “nhân sâm” quý của nhân loại nhờ mang đến nhiều công dụng bồi bổ và phục hồi cho sức khỏe. Trong đó, rất nhiều người băn khoăn rằng nếu bệnh u tuyến giáp uống tam thất có được không, dùng thế nào và uống bao nhiêu là đủ? Hãy cùng Green Nutri tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây:

U tuyến giáp có uống được tam thất không?

Đầu tiêu, để biết u tuyến giác uống tam thất được hay không thì chúng ta cần biết về bệnh u tuyến giáp là gì. U tuyến giáp có bệnh lý liên quan đến tuyến giáp. Đây là một cơ quan nằm ở trước cổ và dưới đáy của họng. U tuyến giáp có nhiều loại, nhưng được chia làm hai loại chính là u lành tính và u ác tính, hay còn gọi là ung thư tuyến giáp (chiếm 4-6,5%).

Theo Y học hiện đại, bệnh lý u tuyến giáp sẽ có thể gây rối loạn các nội tiết tố do tuyến giáp điều hòa. Tùy vào loại u tuyến giáp mắc phải là loại nào, nguyên nhân do đâu và triệu chứng ra sao mới có phác đồ điều trị phù hợp. Hầu hết sẽ điều trị nội khoa, nếu không hiệu quả sẽ có thể phải can thiệp ngoại khoa để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp.

u tuyen giap uong tam that
Củ Tam thất là vị thuốc bổ và được xem như là “nhân sâm của Việt Nam”

Còn theo lý thuyết của Y học cổ truyền thì u tuyến giáp do can bị khí uất, tỳ hư, thấp trệ dẫn đến hóa đàm và tích tụ lâu ngày ở vùng cổ. Và vị thuốc củ Tam Thất được xem là một vị thuốc có khả năng ngăn chặn sự hủy hoại của các tế bào u lành và cả u ác. Vì thế, câu trả lời cho việc u tuyến giác có uống được tam thất hay không thì chắc chắn là có. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có bằng chứng y học nào khẳng định dùng tam thất có thể chữa khỏi u tuyến giáp. Việc sử dụng này chỉ mang đến tác dụng hỗ trợ, góp phần tích cực vào việc điều trị, tăng sức đề kháng và khả năng chịu động cho bệnh nhân ngay cả bằng xạ trị hoặc hóa trị.

Tác dụng của tam thất với u tuyến giáp

Tam thất có tên khoa học là Panax pseudoginseng. Tên thường gọi cho loại dược liệu này là thổ sâm, kim bất hoán hay tam thất bắc. Tam thất thuộc họ Nhân sâm, do đó mà tam thất cũng có những tác dụng bồi bổ và phục hồi sức khỏe tương tự như Nhân sâm.

Trong Y học cổ truyền thì tam thất có tính ôn, vị ngọt, hơi đắng. Tam thất được dùng trong nhiều bài thuốc bồi bổ và chữa u xơ nhờ công dụng hóa ứ huyết bị ứ trệ, tan máu bầm, tụ máu, chảy máu cam, chấn thương chảy máu, tiểu tiện ra máu, tăng hormon sinh dục…

u tuyen giap uong tam that
Tam thất được dùng nhiều trong các bài thuốc Y học cổ truyền với khả năng bồi bổ và hỗ trợ phòng ngừa u xơ

Theo các nghiên cứu hiện đại, trong tam thất có nhiều hoạt chất có tác dụng dược lý. Chủ yếu là nhóm saponin. Ngoài ra, trong củ tam thất còn có một số loại tinh dầu, flavonoid và phytosterol. Trong củ tam thất còn có tới 16 loại axit amin. Đây là các đơn vị hữu cơ giúp xây dựng hệ miễn dịch, cấu tạo nên enzym, hormon và phục hồi các khối cơ. Nhờ các thành phần này mà với người bị u tuyến giáp, tam thất giúp cải thiện sức khỏe và ức chế các khối u:

  • Hỗ trợ giảm nhẹ tình trạng mệt mỏi: Với người đang điều trị u tuyến khác thường sẽ uống nhiều loại thuốc để điều trị. Hoặc với tình trạng u ác, đang phải hóa trị hoặc xạ trị sẽ gây rất nhiều mệt mỏi mà nghỉ ngơi đơn thuần khó mà cải thiện được. Do đó, dùng tâm thất với lượng saponin dồi dào sẽ giúp bổ máu, bổi bổ thể trạng và giúp giảm mệt mỏi, phòng ngừa suy kiệt, kiệt quệ cho người bệnh.
  • Hỗ trợ ức chế tăng sinh của các tế bào khối u: Nhóm saponin trong củ tam thất có tác dụng ức chế sự tăng sinh và phát triển của các khối u. Do đó, dùng tam thất hỗ trợ là một cách đến ức chế các khối u xâm lấn và lan rộng, tạo điều kiện và thời gian để thuốc điều trị phát huy được phát dụng tối đa.
  • Cầm máu sau mổ: Với bệnh u tuyến giáp được chỉ định mổ thì việc dùng tam thất sẽ giúp làm tan máu bầm, hỗ trợ cầm máu sau mổ và giúp làm lành vết thương nhanh hơn.

Chính vì vậy mà người u tuyến giáp uống tam thất sẽ giúp hỗ trợ điều trị có nhiều hiệu quả tích cực hơn. Đồng thời, tam thất giúp cải thiện khí sắc & tinh thần cho cả người bệnh u tuyến giáp nói riêng và các bệnh nhân bị ung thư nói chung.

Cách uống và liều lượng khi uống tam thất

Bộ phận thường được sử dụng nhất là rễ củ tam thất, thường được gọi tắt là củ tam thất. Bạn có thể mua các loại rễ củ tươi hoặc củ đã phơi khổ. Ngoài ra, còn có một số bộ phận khác cũng được sử dụng như thân, lá, hoa,… chủ yếu làm trà. Tuy nhiên, bạn cũng cần tìm mua ở những nơi uy tín và an toàn. Hiện nay, việc dùng tam thất có rất nhiều cách như: dạng bột uống, thuốc thang, loại giã tươi để đắp ngoài da, làm trà tam thất hoặc dùng các dạng cao đơn hoàn tán, viên uống tâm thất,…

u tuyen giap uong tam that
Rễ củ Tam thất là bộ phận được sử dụng nhiều nhất trong Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền khuyến cáo, nếu sử dụng tam thất thì mỗi ngày nên dùng từ 4-6g bột tam thất là vừa đủ để mang đến tác dụng, vừa an toàn cho cơ thể. Tuy nhiên, việc nên dùng chính xác bao nhiêu còn tùy thuộc vào tình trạng của người uống. Do đó, người u tuyến giám uống tam thất nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ điều trị để được tư vấn trước khi dùng.

Lưu ý quan trọng nữa là khi uống tam thất, thời điểm tốt nhất để uống chính là vào buổi sáng. Tránh uống vào quá khuya vì tam thất có thể gây khó ngủ. Nếu chỉ uống riêng tam thất, bạn nên uống thuốc lúc bụng đói sẽ hấp thu dưỡng chất được tốt nhất. Riêng với người có các bệnh lý dạ dày hoặc đang rối loạn tiêu hóa, nên uống sau ăn khoảng 30 phút để tránh hệ tiêu hóa bị kích thích.

U tuyến giáp uống tam thất và lưu ý

Tuy là loại dược liệu khá bổ, nhiều công dụng nhưng cũng có những tác dụng không mong muốn xảy đến nếu sử dụng không đúng cách hoặc không đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Do đó, khi sử dụng, nhất là người u tuyến giáp uống tam thất càng cần phải lưu ý:

  • Không dùng khi cơ thể đang bị cảm mạo phong nhiệt vì có thể tăng thêm tính nhiệt cho người bệnh.
  • Không dùng cho phụ nữ đang có kinh nguyệt, rong kinh vì tam thất có thể làm nặng nề thêm tình trạng chảy máu. Dẫu vậy thì nhờ tính hoạt huyết nên tam thất phù hợp với người bị kinh nguyệt không đều, ứ huyết và tắc kinh.
  • Không dùng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú: Tam thất có tính hoạt huyết có thể ảnh hưởng đến thai nhi cũng như đi qua sữa mẹ. Vì vậy, không nên uống tam thất trong giai đoạn đặc biệt này.
  • Không uống quá liều dùng được chỉ định: Uống càng nhiều không có nghĩa là càng nhanh hết bênh. Dược liệu nào cũng có ngưỡng liều có tác dụng và ngưỡng liều có thể gây độc, kể cả tâm thất. Do đó, tuyệt đối không được dùng quá liều lượng đã được chỉ định để tránh bị quá liều.
  • Lưu ý tương tác với thuốc khác: Tam thất là dược liệu, do đó, không uống cùng thời điểm với các loại thuốc tây y khác, nên uống cách xa ít nhất 2 giờ.
  • Tương tác với thực phẩm: Tam thất có thể gây tương tác với một số loại hải sản, cá, thực phẩm lạnh và chua. Do đó, nên khi dùng tam thất, bạn cần hạn chế ăn hoặc uống cách xa bữa ăn có các loại thực phẩm này.
u tuyen giap uong tam that
Người có bệnh lý tuyến giáp nên đi thăm khám định kỳ để được theo dõi và có phác đồ điều trị phù hợp

Có thể thấy, người u tuyết giáp uống tam thất sẽ giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe trước, trong và sau điều trị đều được. Ngoài uống tam thất thì người bệnh còn cần tăng cường dinh dưỡng thông qua các sản phẩm sữa bổ sung. Với người bị u tuyến giáp thì không nên uống các loại sữa có nguồn gốc động vật. Vì hầu hết đều sẽ có cholesterol và một số chất béo không tốt khác cho tim mạch. Thay vào đó, có thể dùng một số dòng sữa hạt ngũ cốc để uống bổ sung vào các bữa phụ mỗi ngày. Nhất là bù đắp dinh dưỡng vào những ngày trong điều trị và sau điều trị do hầu hết sẽ bị chán ăn, ăn không ngon rất dễ thiếu chất.

Mọi thông tin đăng tải trên bài viết này mang tính chất tham khảo. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào.