Để có một cơ thể khỏe mạnh, trước hết hệ tiêu hóa phải khỏe mạnh. Tuy nhiên, hằng ngày cơ thể tiếp xúc với rất nhiều thực phẩm và đồ uống, chưa kể các tác nhân gây bệnh xâm nhập dẫn đến nhiều vấn đề và dễ bị rối loạn tiêu hóa. Vậy làm thế nào để “đánh bay” rối loạn tiêu hóa hiệu quả và an toàn tại nhà? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

1. Rối loạn tiêu hóa là gì?

Rối loạn tiêu hóa là thuật ngữ mô tả tình trạng bất thường của đường tiêu hóa. Bất kỳ ai cũng sẽ gặp phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Theo các chuyên gia y tế, tình trạng rối loạn tiêu hóa được chia làm 02 loại như sau:

  • Bệnh lý tiêu hóa thực thể: rối loạn tiêu hóa xảy ra khi hệ tiêu hóa có những tổn thương về cấu trúc, dẫn đến hoạt động bị ảnh hưởng.
  • Rối loạn tiêu hóa chức năng: là tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra khi hệ tiêu hóa không hoạt động bình thường nhưng không có tổn thương đến cấu trúc.

 

tuyet chieu giam nhanh roi loan tieu hoa

Tình trạng bệnh lý này xuất hiện với vô vàng các triệu chứng đa dạng, ảnh hưởng cùng lúc đến nhiều bộ phận trong hệ thống. Thông thường, các rối loạn nhẹ có thể tự hết. Nhưng một số triệu chứng trở nặng hoặc tái đi tái lại nhiều lần, rất có thể là cảnh báo của một vấn đề nào đó.

2. Các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Vì rối loạn tiêu hóa là một cụm từ mô tả chung cho rất nhiều triệu chứng, cho nên tùy thuộc vào triệu chứng cụ thể sẽ có những nguyên nhân gây ra khác nhau. Tuy nhiên, một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể kể đến như:

  • Uống nhiều rượu bia.
  • Lạm dụng kháng sinh.
  • Ngộ độc thực phẩm.
  • Ăn uống kém vệ sinh.
  • Nhiễm khuẩn đường ruột.
  • Hội chứng ruột kích thích.
  • Bệnh lý dạ dày – tá tràng.
  • Ký sinh trùng.
  • ….

3. 6 cách giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

  • Uống đủ nước

tuyet chieu giam nhanh roi loan tieu hoa

Nước có vai trò rất quan trọng đối với chức năng đường ruột. Việc uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp làm sạch hệ thống tiêu hóa, làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, điều này còn giúp tăng hiệu quả phân cắt thức ăn cũng như cải thiện khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Mỗi ngày nên uống đủ 2 -2,5 lít nước. Để giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm táo bón, có thể uống một cốc nước ấm vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy để thúc đẩy tuần hoàn.

  • Cung cấp lợi khuẩn

Hệ tiêu hóa là một nơi có sự chung sống “hòa bình” của cả hại khuẩn lẫn lợi khuẩn. Khi số lượng lợi khuẩn bị suy giảm vì một nguyên nhân nào đó, hại khuẩn sẽ chiếm ưu thế và gây rối loạn tiêu hóa. Do đó, việc tăng cường lợi khuẩn từ bên ngoài thường xuyên cũng là một cách để củng cố hệ tiêu hóa.

Chưa kể, lợi khuẩn ngoài chức năng ức chế sự phát triển của hại khuẩn, còn giúp cân bằng độ pH đường ruột, giúp hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn và tổng hợp một số loại vitamin cần thiết như Vitamin B12,… Các nguồn thực phẩm có thể cung cấp lợi khuẩn như sữa chua, phô mai, kim chi, các món muối chua,…

  • Bổ sung chất xơ

Chất xơ tuy không mang lại giá trị dinh dưỡng nhưng lại là nhóm chất không thể thiếu trong khẩu phần ăn. Chất xơ rất có lợi cho hoạt động tiêu hóa. Một số lợi ích quan trọng phải kể đến như:

  • Ngăn táo bón.
  • Ngăn ngừa hiện tượng tiêu chảy, đầy hơi và chướng bụng.
  • Cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
  • Ngăn ngừa hội chứng ruột kích thích, đầy hơi, buồn nôn, co thắt ruột…

tuyet chieu giam nhanh roi loan tieu hoa

Chất xơ có hai loại: chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.  Việc kết hợp chất xơ hòa tan và không hòa tan cũng là một giải pháp hữu ích để cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa. Các loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan có thể kể đến như yến mạch, táo, cà rốt, lúa mạch, hạt mã đề, quả bơ, chuối… Còn thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan như đậu que, súp lơ, khoai tây, các loại hạt, vỏ hạt mã đề

Ngoài việc ăn hằng ngày thì có một số sản phẩm cung cấp chất xơ dạng uống như bột rau củ, bột ngũ cốc, sữa hạt ngũ cốc,… Với một số người không thể ăn được có thể bổ sung chất xơ ở dạng này.

  • Vận động mỗi ngày

Tập thể dục mỗi ngày không chỉ giúp tăng cường sức khỏe về thể chất, giảm căng thẳng âu lo mà còn kích thích hệ tiêu hóa. Nên tập luyện đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày và không nên nghỉ quá 2 ngày/tuần.

  • Hạn chế đồ ăn nhiều chất béo

Khi cơ thể đang bị rối loạn tiêu hóa, thì nên hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo,… vì có thể sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Thay vào đó, nên lựa các món ăn thanh đạm, ít béo và dễ tiêu trong giai đoạn này. Nếu lo lắng thiếu nhóm chất béo, bạn có thể bổ sung một ít dầu từ các loại hạt như dầu mè, dầu hạnh nhân, dầu oliu,… các loại dầu này được xếp vào nhóm “dầu nhẹ” nên dễ tiêu hóa.

  • Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng hàng đầu hiện nay. Không chỉ thế, căng thẳng có thể gây ra một loạt các vấn đề về tiêu hóa như chán ăn, đầy bụng, chuột rút, tiêu chảy, táo bón,… Do đó, cần phải kiểm soát căng thẳng để loại bỏ yếu tố thúc đẩy tình trạng rối loạn tiêu hóa thêm trầm trọng.

Áp dụng các điều trên sẽ giúp duy trì sức khỏe cho hệ tiêu hóa, hạn chế gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa tối đa. Tuy nhiên, khi các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa kéo dài hay nặng hơn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.