Lão hóa là một quy luật tự nhiên mà không ai có thể kháng cự lại. Một trong những bệnh lý do lão hóa gây ra đó chính là bệnh đãng trí mà hay thường thấy ở những người lớn tuổi. Tuy bệnh ít khi gây những dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng, nhưng chúng lấy đi những vùng não chứa ký ức, sự ghi nhớ thậm chí là giảm sự linh hoạt, chậm vận động và phản xạ.

Đãng trí tuổi già là bệnh gì?

Bệnh đãng trí là một dạng của suy giảm trí nhớ. Đãng trí hay còn gọi là bệnh hay quên. Bệnh đãng trí khác với bệnh Alzheimer, mà chúng ta hay gọi với tên là Sa sút trí tuệ.

Trên lý thuyết, bệnh đãng trí thường xảy ra do sự mất tập trung khi tâm trí đang suy nghĩ và lo lắng đến chuyện khác mà quên đi việc mình đang làm.

benh dang tri tuoi gia
Người bị bệnh đãng trí tuổi già thường mau quên đi những sự việc ở tương lai gần

Nhưng với người lớn tuổi, đãng trí là một dấu hiệu của hội chứng sa sút trí tuệ. Theo nghiên cứu, thì mỗi ngày có khoảng 3000 tế bào thần kinh bị phá hủy và không có sự tái tạo, thay thế. Hiện tượng này xảy ra từ độ tuổi 20-25 tuổi, xảy ra nhanh hơn từ khoảng 60 tuổi.

Suy giảm trí nhớ là quy luật tự nhiên và tất yếu của não bộ. Tuổi tác càng lớn, khả năng ghi nhớ càng giảm đi. Bắt đầu với các biểu hiện như tập trung kém, giảm khả năng tư duy, hay quên…Nếu bệnh không có sự can thiệp, điều chỉnh kịp thời thì tình trạng sẽ ngày một trầm trọng hơn, góp phần tác động sự thoái hóa hệ thần kinh, có thể làm tiền đề cho bệnh mất trí nhớ Alzheimer.

Dấu hiệu đãng trí ở người già

Bệnh đãng trí ở người già có thể biểu hiện bằng nhiều dấu hiệu khác nhau, khiến người già gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Dấu hiệu của bệnh đãng trí có thể bao gồm:

Suy giảm trí nhớ ngắn hạn

Ở giai đoạn đầu của bệnh, các tổn thương não bộ còn ít, người cao tuổi thường có dấu hiệu suy giảm trí nhớ ngắn hạn. Các dấu hiệu cụ thể có thể nhận ra như quên thông tin vừa tìm hiểu, hỏi đi hỏi lại nhiều lần một thông tin, hoặc quên các sự kiện quan trọng của bản thân, gia đình. Có trường hợp nghiêm trọng, còn quên tên của các thành viên trong gia đình. 

Giảm khả năng nhận thức không gian, thời gian

Người mắc bệnh đãng trí sẽ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ không gian và thời gian. Trong nhiều trường hợp, thậm chí họ quên mất mình đang ở đâu và làm sao đến được đó.

Giảm khả năng diễn đạt

Người cao tuổi bị bệnh đãng trí gặp nhiều khó khăn trong việc diễn đạt. Họ dễ nói sai, viết sai, lặp đi lặp lại các thông điệp muốn truyền tải. Họ còn gọi sai tên của các vật dụng hàng ngày.

Gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày

Người bị suy giảm trí nhớ thường gặp khó khăn trong việc thực hiện các sinh hoạt cá nhân thường ngày như ăn uống, vệ sinh cá nhân,…

Thu mình khỏi xã hội

Suy giảm trí nhớ làm cho người cao tuổi gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các mốc thời gian cụ thể, các sự kiện và hoạt động mà họ yêu thích. Do đó, thay vì sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội, họ có xu hướng thu mình lại, xem như đó là một cách để tự bảo vệ mình.

benh dang tri tuoi gia
Lúc nhớ lúc quên làm kém tự tin và thu mình khỏi xã hội

Tâm trạng dễ thay đổi, cảm xúc thất thường

Bệnh đãng trí làm người già dễ dàng nổi nóng với các sự việc xung quanh, việc lo lắng làm họ trở nên không thật sự thoải mái trong mọi việc.

Nguyên nhân gây bệnh đãng trí

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh đãng trí khi tuổi tác ngày một lớn. Trong đó, phải kể đến hai nguyên nhân chính đó là mạch máu và bệnh Alzheimer.

Nguyên nhân đến từ mạch máu trực tiếp làm tổn thương các tế bào thần kinh như:

  • Xuất huyết não
  • Tiểu đường
  • Tăng huyết áp
  • Tai biến mạch máu não
  • Rối loạn tuần hoàn máu não
  • Chấn thương não

Còn với bệnh lý Alzheimer (hội chứng sa sút trí tuệ) được xem là một bệnh lý thần kinh. Bệnh xảy ra do sự mất dần các nơ-ron thần kinh và không có sự tái tạo để thay thế. Bệnh Alzheimer liên quan từ 60-80% các bệnh lý liên quan đến suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi.

Ngoài ra, còn có các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh đãng trí ở người lớn tuổi như:

Tuổi tác

Người cao tuổi phải trải qua quá trình lão hóa, khiến hệ thống thần kinh suy giảm các chức năng ghi nhớ thông tin.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc trợ tim, thuốc huyết áp có thể gây ra tác dụng phụ gây ức chế dây thần kinh, góp phần hình thành nên bệnh đãng trí ở người cao tuổi.

Do sử dụng rượu, bia, chất kích thích

Các loại đồ uống có cồn như rượu, bia…cũng là nguyên nhân gây ra bệnh suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi. Ngoài ra, thuốc lá cũng có thể làm giảm trí nhớ do nó làm giảm giảm lượng oxy lưu thông lên não.

Căng thẳng thần kinh, bệnh trầm cảm

Khi bị stress, căng thẳng thần kinh, người bệnh dễ bị phân tán suy nghĩ dẫn đến khả năng ghi nhớ bị giới hạn. Stress gây tăng gốc tự do, tăng phản ứng viêm trong cơ thể có thể dẫn đến sự lão hóa sớm của não bộ.

Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp

 Các chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, người hấp thụ quá nhiều chất đạm beta cũng là nguyên nhân gây ra bệnh suy giảm trí nhớ.

Hậu quả của bệnh đãng trí tuổi già

Bệnh đãng trí nếu không được cải thiện kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường, giảm đi đáng kể chất lượng cuộc sống lẫn sức khỏe. 

benh dang tri tuoi gia
Chúng ta nên quan tâm nhiều hơn đến sự ghi nhớ của những người lớn tuổi

Bệnh đãng trí ở những giai đoạn đầu rất khó phát hiện. Chỉ khi tiến triển ở những giai đoạn nặng hơn, gây ra nhiều dấu hiệu cảnh báo và làm giảm trầm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh mới được phát hiện. Đãng trí kéo dài và không được quan tâm đúng mực, có thể gây những biến chứng nghiêm trọng hơn như:

Nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

 Theo các nghiên cứu, khoảng 10% bệnh nhân đãng trí sẽ chuyển sang bệnh Alzheimer. trung bình người bị bệnh Alzheimer sẽ tử vong sau 8-10 năm phát bệnh. Hiện nay, bệnh Alzheimer không có cách cải thiện hoàn toàn mà chỉ làm chậm tiến trình của căn bệnh này.

Gây teo não

Quá trình suy giảm trí nhớ theo thời gian sẽ tiến triển thành bệnh lý sa sút trí tuệ, gây tổn hại nghiêm trọng, rất khó hồi phục như teo não.

Bệnh Parkinson

Ở giai đoạn sớm của bệnh, người bệnh thường gặp tình trạng mệt mỏi, giảm nhận thức, rối loạn chữ viết… Não thoái hóa có thể lan tỏa đến các vùng có vai trò điều hòa vận động. Biểu hiện ra các triệu chứng điển hình như run, cứng cơ, chậm chạp, rối loạn tư thế…

Cách nhận biết bệnh đãng trí

Bệnh đãng trí tuổi già thường được chia ra làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu: Ở giai đoạn này, người bệnh thường có biểu hiện hay quên, tâm trạng bất an dẫn đến thay đổi hành vi, thay đổi tính tình. Theo đó, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người. Người bệnh cũng có dấu hiệu mệt mỏi, âu lo và dễ nổi nóng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể nhớ các sự kiện từng xảy ra trong quá khứ.
  • Giai đoạn giữa: Bệnh đã bắt đầu nặng dần lên, các triệu chứng cũng rõ rệt hơn. Người bệnh quên địa chỉ nhà, nhầm lẫn giữa các khoảng không gian và thời gian. Thậm chí, quên tên người thân trong gia đình. Các hoạt động hàng ngày, người bệnh cần có sự chăm sóc của người thân.
  • Giai đoạn muộn: Người bệnh giai đoạn này mất hoàn toàn nhận thức về hành vi. Thói quen và trí nhớ không còn khả năng phục hồi hoàn toàn. Người bệnh trở nên lú lẫn, không biết được ngày tháng năm, không nói được địa chỉ đang sống. Nếu đi khỏi nhà thường lang thang và không có khả năng tìm được đường về. Họ cũng không thể nói chuyện mạch lạc, không nhận ra con cái, quên cách tắm rửa và ăn uống. Nếu bệnh nhân không được chăm sóc, điều trị đặc biệt có thể ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể qua đời.

Cách điều trị bệnh đãng trí tuổi già

Đãng trí ở người già là có 2 dạng phổ biến là do tuổi tác hoặc do bệnh lý. Để điều trị bệnh đãng trí ở người già, bác sĩ cần xác định nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, mỗi nguyên nhân sẽ có cách điều trị khác nhau.

Trong trường hợp bệnh lý, việc điều trị cần tuân thủ theo hướng dẫn của các sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định để làm chậm quá trình thoái hóa của thần kinh. Nhưng quan trọng nhất, vẫn là chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và luyện tập của não bộ.

benh dang tri tuoi gia
Người mắc bệnh đãng trí thường cũng mắc kèm nhiều bệnh lý khác

Trong trường hợp bệnh là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa, thì người bệnh có thể cân nhắc áp dụng các biện pháp sau:

  • Xây dựng lối sống khoa học: Hình thành các thói quen như để đồ vật cá nhân cùng một nơi, lặp lại tên người mới gặp để giúp cải thiện trí nhớ.
  • Lập kế hoạch hàng ngày: Viết ra giấy các danh mục công việc hàng ngày giúp người bệnh dễ dàng quản lý, giảm nguy cơ quên lãng, đảm bảo công việc ghi chú được hoàn thành.
  • Đọc sách, kích thích trí não: Đọc sách, báo hoặc tham gia các trò chơi trí tuệ như cờ vua, rubik… giúp kích thích trí não, tăng cường số lượng liên kết giữa các tế bào thần kinh và hỗ trợ cải thiện trí nhớ.
  • Kết nối xã hội: Tham gia các hoạt động cộng đồng, gặp gỡ bạn bè, người thân… giúp bản thân cải thiện tâm trạng và trí nhớ.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục không chỉ giúp cải thiện trí nhớ, còn giúp tuần hoàn máu lên não, nâng cao sức khỏe tổng thể.

Cách phòng tránh bệnh đãng trí ở người già

Chúng ta có thể làm chậm quá trình lão hóa cũng như phòng bệnh đãng trí ngay từ bây giờ. Bệnh có thể được đẩy lùi nếu chúng ta biết cách phòng ngừa thông qua chế độ dinh dưỡng kết hợp với các hoạt động lành mạnh dưới đây:

Dinh dưỡng hợp lý và lành mạnh

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng cho việc gìn giữ và bảo vệ sức khỏe não bộ. Bạn cần có một chế độ ăn cân bằng với đủ các nhóm dinh dưỡng như tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. 

Các loại thực phẩm tốt cho não bộ như các loại cá béo giàu omega 3: cá hồi, cá thu, cá trích, cá tầm,… Hoặc các loại hạt béo như óc chó, mắc ca, hạnh nhân,… Hạn chế thịt đỏ và đường tinh luyện.

Xây dựng các thói quen tốt cho não bộ

Não bộ cũng cần “vận động”. Do đó, thông qua việc tăng cường tư duy và suy nghĩ sẽ giúp tăng khả năng liên kết và ghi nhớ của não bộ. Từ đó, giúp giảm quá trình lão hóa tự nhiên.

Bạn cần tăng cường các thói quen tốt như đọc sách, chơi cờ,… để cải thiện sự tư duy của não bộ. Đồng thời, tăng cường vận động thể chất để nâng cao sức khỏe, giảm gốc tự do và giúp giảm âu lo căng thẳng.

Kết nối chia sẽ với các mối quan hệ ngoài xã hội

Một trong những cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh đãng trí đó là kết nối và chia sẻ. Hãy tham gia các hoạt động xã hội để mở rộng các mối quan hệ, giảm tải các căng thẳng hàng ngày.

benh dang tri tuoi gia
Tăng cường kết nối xã hội cũng là một cách để giúp làm chậm quá trình lão hóa của hệ thần kinh

bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho não bộ

Việc ăn uống khi lớn tuổi đôi khi không thể cung cấp đủ dinh dưỡng vì sự suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa, kém hấp thu, nhiều bệnh tật,… Do đó, bạn nên tăng cường bổ sung các loại thuốc bổ não, các loại bột ngũ cố dinh dưỡngsữa dinh dưỡng để đảm bảo luôn đầy đủ dinh dưỡng.

Thăm khám định kỳ

Ngoài ra, chúng ta cũng cần khám sức khỏe định kỳ, nhằm phát hiện sớm nhất các dấu hiệu bệnh lý và có hướng điều trị thích hợp.

Chế độ dinh dưỡng giúp phòng tránh bệnh đãng trí tuổi già

Về chế độ dinh dưỡng để phòng bệnh đãng trí cho người lớn tuổi, chúng ta nên lưu ý như sua:

  • Hạn chế ăn nhiều mỡ động vật: như nội tạng, thịt mỡ… Thay vào đó, bổ sung lượng chất béo tốt với hàng ngày dưới dạng omega-3 có nhiều trong các loại cá béo. Omega 3 giúp kháng viêm, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào thần kinh. Nhờ đó mà làm chậm quá trình lão hóa của não.
  • Tăng cường các loại rau và hoa quả có nhiều màu sắc: như cà chua, ớt chuông, bí đỏ, cà rốt,… Chúng chứa nhiều các chất antioxidants, giúp trung hòa gốc tự do, làm giảm viêm và nguy cơ gây suy giảm trí nhớ.
  • Nên ăn các loại quả hạch: Tương tự như các loại cá béo, quả hạch như hạnh nhân, mắc ca, óc chó, hướng dương,… đều giàu các chất béo tốt và hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Đặc biệt là giàu vitamin E, loại vitamin có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào não khỏi sự tấn công của gốc tự do.
  • Tăng cường các loại ngũ cốc nguyên cám: Lượng đường trong máu cao có thể tác động xấu đến mạch máu và tế bào thần kinh. Do đó, việc thay thế các loại ngũ cốc tinh chế bằng ngũ cốc nguyên cám cũng là một cách để giúp phòng ngừa bệnh đãng trí nói riêng và các bệnh tim mạch, tiểu đường, mỡ máu,… nói chung ở người lớn tuổi.

Có thể thấy, bệnh đãng trí tuổi già giống như một điều tất yếu của quá trình sinh lão bệnh tử tự nhiên. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể làm chậm quá trình này nếu có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt khoa học. Đặc biệt, với người lớn tuổi, chúng ta nên có sự quan tâm đúng cách và dành thời gian để trò chuyện cùng họ cũng là một cách để đẩy lùi bệnh đãng trí.

Đồng thời, chủ động tăng cường dinh dưỡng cho những người thân yêu khi tuổi tác ngày một lớn cũng giúp phòng tránh rất nhiều bệnh tật mãn tính, trong đó có suy giảm trí nhớ. Bạn có thể bổ sung dưỡng chất thực vật cho những người lớn tuổi trong gia đình với sản phẩm ngũ cốc không đường 25 Beta Glucare. Đây là sản phẩm sữa hạt thuần chay với 25 loại hạt và ngũ cốc nguyên cám được nghiên cứu bởi các nhà dinh dưỡng của Singapore và Thụy Điển với công thức ưu việt và đặc biệt phù hợp cho người lớn tuổi.

benh dang tri tuoi gia
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh lý trên thần kinh, trong đó có bệnh đãng trí

25 Beta Glucare có hàm lượng omega 3 thực vật lành mạnh, đạm thực vật dễ tiêu hóa, Beta-glucan giúp tăng đề kháng và giảm đường huyết, mỡ máu; còn bổ sung các vitamin nhóm B giúp cải thiện giấc ngủ và giàu các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào thần kinh cũng như hệ tim mạch.

Mua sữa bột dinh dưỡng Green Nutri ở đâu?

Hiện nay có nhiều sản phẩm giả, nhái các thương hiệu lớn đang trôi nổi trên thị trường và Green Nutri cũng không ngoại lệ.

Để mua đúng sản phẩm sữa hạt ngũ cốc 25 Green Nutri, sữa cho người tiểu đường 25 Beta Glucare, sữa bột ngũ cốc dinh dưỡng Organic Avocado chính hãng, bạn có thể mua tại fanpage 25 Green Nutri, gian hàng bán sữa hạt ngũ cốc 25 Green Nutri tại Shopee, các cửa hàng trực thuộc trực tiếp của Công ty xuất nhập khẩu Hải Bình.

Hoặc gọi trực tiếp đến hotline 0969.15.25.25 Các kênh trên đều là kênh bán hàng chính thức của chúng tôi tại Việt Nam. mua đúng nơi không lo hàng giả và an toàn sức khỏe.