Ăn chay đã trở thành một thói quen được nhiều người trên thế giới lựa chọn với nhiều lý do khác nhau như vấn đề tôn giáo, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ quyền động vật hoặc đơn giản là họ muốn thay đổi khẩu vị. Trên thực tế, có rất nhiều chế độ ăn chay khác nhau, mỗi cách ăn sẽ có những đặc điểm khác nhau.
1. Chế độ ăn chay lacto-ovo
“Lacto” dùng để chỉ sữa bò hoặc các sản phẩm từ sữa. Còn “ovo” dùng để chỉ trứng. Hai từ này đều bắt nguồn từ tiếng Latin. Chính vì vậy, chế độ ăn chay lacto-ovo sẽ ăn chủ yếu thực vật và bao gồm cả trứng, sữa, pho mát, bơ, sữa chua, kem chua, kem và các sản phẩm từ sữa.
Đồng thời, chế độ này loại trừ tất cả các loại thịt có nguồn gốc động vật như thịt bò, cá, gà và thịt lợn. Những người theo Ấn Độ giáo và Phật giáo thường sẽ chọn ăn chế độ ăn chay lacto-ovo này.
2. Chế độ ăn chay lacto
Cũng như chế độ ăn chay lacto-ovo, chế độ ăn chay lacto sử dụng các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa, pho mát, sữa chua và kem.
Chế độ ăn chạy lacto sẽ không ăn trứng, cũng như thịt và cá. Chế độ ăn chay này thường được những người theo đạo Kỳ Na giáo, đạo Hindu và đạo Phật lựa chọn.
3. Chế độ ăn chay trường
Chế độ ăn chay trường khá phổ biến với nhiều người. Người ăn chay trường hay còn được biến đến với tên gọi khác là trường trai, đây là phương pháp ăn chay thường xuyên, mỗi ngày và đến suốt đời.
Ăn chay theo chế độ này sẽ loại bỏ những thực phẩm từ động vật ra khỏi bữa ăn của bạn. Những trường hợp ăn chay trường thường là những người theo Phật giáo, Phật tử, những người đã xuất gia và những người yêu thích ăn thực vật. trừ thịt và cá như các chế độ ăn chay khác.
Những người theo chế độ ăn chay trường sẽ ăn và làm các món ăn từ sữa và trứng, như trứng bác, trứng luộc chín, trứng tráng… Hoặc cũng có thể sử dụng trứng để làm các món bánh như bánh mì, bánh xốp,…
4. Chế độ ăn thuần chay
Chế độ ăn thuần chay là chế độ ăn khắt khe nhất trong các phương pháp ăn chay hiện nay. Ăn chay thuần không dùng tất cả các loại thịt động vật và sản phẩm từ động vật, bao gồm cả sữa, mật ong, trứng. Ngoài ra, người theo chế độ ăn chay thuần (Vegan) cũng không sử dụng bất kỳ sản phẩm nào được thử nghiệm trên động vật, hoặc sử dụng các trang phục có nguồn gốc từ động vật (như giày da, áo da, áo lông thú, lông vũ).
Trong trường phái ăn thuần chay có 2 trường phái khá đặc biệt đó là: ăn chay thực dưỡng và ăn chay chỉ ăn trái cây (fruitarian).
Chế độ ăn thuần chay dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng hơn bình thường. Cho nên, người ăn thuần chay nên bổ sung một số loại vitamin và khoáng chất như sắt, kẽm, canxi, các vitamin nhóm B như vitamin B12, omega 3, 6, 9,… thông qua các loại hạt dinh dưỡng, ngũ cốc, sữa hạt ngũ cốc hoặc các loại thực phẩm bổ sung.
5. Chế độ ăn chay linh hoạt
Chế độ ăn chay linh hoạt được thiết kế để tiếp nhận chủ yếu thực phẩm thực vật đồng thời linh hoạt bằng cách thỉnh thoảng kết hợp thịt và các sản phẩm động vật với một lượng nhỏ, vừa đủ. Nguyên tắc chính của chế độ ăn chay linh hoạt là sử dụng thực phẩm hoàn toàn từ thực vật, cơ thể sẽ nhận protein từ thực vật thay vì động vật. Bên cạnh đó, chế độ ăn này hạn chế thêm đường và thực phẩm chế biến sẵn.
Trên thực tế, chế độ ăn chay này phù hợp với những người ăn chay vì lí do sức khoẻ, sở thích cá nhân chứ không phải vì vấn đề tôn giáo.
6. Chế độ ăn chay theo kỳ
Ăn chay theo kỳ là phương pháp bạn sẽ ăn chay vào một ngày cố định của mỗi tháng hoặc tháng cố định của mỗi năm sau đó lại trở về ăn mặn. Tùy vào sở thích, sự tự nguyện của mỗi người mà họ có thể tự lập ra thời gian ăn chay cho riêng mình.
Ăn chay kỳ khác với chế độ ăn chay linh hoạt ở chỗ có tính lặp lại theo những mốc thời gian cố định. Thông thường người ăn chay theo kỳ sẽ lựa chọn ngày ăn chay theo lịch âm, sẽ có những kiểu phổ biến như sau:
- Nhị trai: Ăn 2 ngày (mồng một và rằm âm lịch)
- Tứ trai: 4 ngày (1,14,15,30 âm lịch)
- Lục trai: 6 ngày (1,8,14,15,23,30 âm lịch)
- Thập trai: 10 ngày (6 ngày trên và thêm 18, 24, 28, 29 (tháng thiếu thì là 27, 28)
- Nguyệt trai: ăn chay tháng, hoặc 1, hoặc 3, hoặc 6 tháng tùy theo sự phát nguyện.
7. Lời khuyên cho người ăn chay
Để ăn chay đúng cách, cần trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức về dinh dưỡng để đảm bảo rằng những thực phẩm mà mình lựa chọn có thể cung cấp cho cơ thể đầy đủ các chất, bao gồm 4 nhóm cơ bản: đạm, tinh bột, chất béo và vitamin & khoáng chất.
Hơn nữa, ăn đa dạng nguồn thực phẩm là cách tuyệt vời nhất để cung cấp được đầy đủ các vi chất cho cơ thể. Người ăn chay cũng cần chú ý không nên sử dụng các loại đậu &, hạt có nguồn gốc biến đổi gen vì sử dụng lâu dài có thể gây tổn thưởng đến gan, thận, tinh hoàn, máu và DNA.
Nếu ăn chay kéo dài, ăn chay trường hay thuần chay, nên chọn hình thức ăn chay có kèm theo uống sữa như sữa hạt ngũ cốc. Lúc này, sữa ngũ cốc đóng vai trò như một bữa ăn với multivitamin & khoáng chất, giúp người chay không bị thiếu hụt các vi chất thiết yếu, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.
Chúng ta có thể hoàn toàn khỏe mạnh mà không cần ăn thịt. Do đó, tùy theo sở thích của mỗi người mà có thể lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Dù theo chế độ ăn chay nào thì mỗi phương pháp đều mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, nên có chế độ ăn chay đúng cách, đủ chất và lành mạnh để đảm bảo sức khỏe và duy trì các hoạt động khác của cơ thể nhé!