Tiểu đường và béo phì thực sự có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Béo phì chính là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường tuýp 2. Ngược lại, một số thuốc điều trị tiểu đường cũng có tác dụng phụ dẫn đến thừa cân hay béo phì.

[Hiểu đúng thế nào là tiểu đường, biết được nguyên nhân mới tìm được cách điều trị phù hợp.]

Mối liên hệ giữa tiểu đường và béo phì

Theo thống kê, hiện nay có đến 50% dân số Việt Nam mắc đái tháo đường bị tình trạng thừa cân, béo phì. Còn theo các chuyên gia, thực chất có sự liên quan chặt chẽ giữa tiểu đường và béo phì. Người bị béo phì có thể làm tăng tình trạng đề kháng insulin, dẫn đến xuất hiện bệnh tiểu đường.

Đối với những người béo phì, khả năng làm giảm đường huyết của insulin thấp hơn, hay còn gọi là đề kháng insulin, nhất là những người bị béo bụng. Lượng insulin đủ để duy trì lượng đường huyết ở người bình thường lại không đủ để duy trì đường huyết ở người thừa cân. Chính vì vậy, tế bào gan tăng sản xuất glucose, trong khi tế bào cơ và mô mỡ lại giảm tiếp nhận glucose, gây tăng đường huyết.

Mối quan hệ giữa béo phì và tiểu đường.
Mối quan hệ giữa béo phì và tiểu đường.

Trong giai đoạn đầu của người bị thừa cân, béo phì, mặc dù sự sản xuất insulin vẫn hoạt động bình thường nhưng vì tình trạng đề kháng insulin tăng dần, làm giảm chức năng của insulin theo thời gian. Tiếp theo đó, để thích ứng với việc glucose tăng cao, tuyến tụy sẽ tăng cường sản xuất insulin. Tuy nhiên, lượng insulin được tiết ra cũng có giới hạn, và có xu hướng giảm sút theo thời gian. Lâu dần có thể dẫn đến suy giảm chức năng của tụy. Khi đó, lượng insuline tiết ra không đủ để đáp ứng với mức đường tăng lên trong máu.

Chính vì vậy mà người béo phì dễ mắc tiểu đường hơn so với người có cân nặng bình thường. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người béo nào cũng sẽ mắc bệnh tiểu đường. Điều này còn phụ thuộc vào cơ địa và khả năng thích ứng của cơ thể.

Cách xác định mức độ béo phì

Để xác định thừa cân hay béo phì, béo phì mức độ nào thì thông thường sẽ tính dựa trên chỉ số BMI. Chỉ số BMI còn được gọi là chỉ số khối lượng cơ thể (Body Mass Index). Chỉ số này được đề ra lần đầu tiên vào năm 1832 bởi một nhà khoa học người Bỉ. Công thức tính chỉ số BMI tương đối đơn giản, chỉ dựa vào 2 chỉ số là chiều cao và cân nặng:

BMI = Cân nặng/ (Chiều cao)2

Trong đó, chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg. Chỉ số BMI không áp dụng cho phụ nữ có thai, vận động viên, người tập thể hình.

Công thức xác định béo phì.
Công thức xác định béo phì.

Sau khi đã tính được chỉ số BMI, dựa vào thang phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO) dành cho người châu Âu và thang phân loại của Hiệp hội đái đường các nước châu Á (IDI & WPRO) được áp dụng cho người châu Á để xác định mức độ béo phì của cơ thể:

Dựa vào thang phân loại của IDI & WPRO dành cho người châu Á thì BMI lý tưởng của người Việt Nam là từ 18,5 đến 22,9. Ngoài ra, có thể tính nhẩm nhanh cân nặng lý tưởng của mình dựa vào chiều cao theo cách sau:

  • Cân nặng lý tưởng = Số lẻ của chiều cao (tính bằng cm) x 9 rồi chia 10
  • Mức cân tối đa = Bằng số lẻ của chiều cao (tính bằng cm)
  • Mức cân tối thiểu = Số lẻ của chiều cao (tính bằng cm) x 8 rồi chia 10

Nói chung, dựa vào chiều cao có thể tính được mức cân nặng lý tưởng, cân nặng tối đa để từ đó có kế hoạch kiểm soát chế độ ăn uống cũng như luyện tập mỗi ngày. Bên cạnh đó, cùng cần kiểm soát chỉ số vòng eo.

Điều trị tiểu đường cho người béo phì

Dù y học đã có nhiều nghiên cứu, nhưng đến nay vẫn chưa có thuốc nào điều trị khỏi bệnh tiểu đường. Việc điều trị tiểu nhìn chung đều là các thuốc giảm đường huyết thông qua kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, làm tăng sự nhạy cảm của tế bào với insulin, giảm hấp thu đường vào máu,… Khi dùng thuốc phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Đặc biệt hơn, đối với người tiểu đường kèm béo phì, ngoài việc điều trị tiểu đường thì còn cần kết hợp với việc giảm cân. Thông thường, béo phì cũng sẽ hay gặp phải tình trạng rối loạn lipid máu nên có thể sẽ kết hợp giữa thuốc tiểu đường, thuốc điều trị mỡ máu và giảm cân tích cực.

Để giúp giảm cân, đặc biệt khi mắc tiểu đường, người bệnh cần lưu ý như sau:

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: nên sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, các loại rau xanh, trái cây tươi.
  • Tránh các thức ăn có nhiều đường, giàu tinh bột, các chất kích thích như: thuốc lá, rượu, bia,…
  • Nên lựa chọn các sản phẩm không đường hoặc sử dụng đường ăn kiêng để thay thể đường mía trong các bữa ăn, thức uống,…
Chế độ dinh dưỡng khi trị béo phì.
Chế độ dinh dưỡng khi trị béo phì.
  • Giảm cân tích cực với các phương pháp ăn uống khoa học, có thể áp dụng ăn thuần chay để giảm cân, hoặc các phương pháp giảm cân hiệu quả như eat clean, keto,…
  • Tập thể dục đều đặn và thường xuyên: Mỗi ngày nên tập thể dục từ 30-60 phút, mỗi tuần ít nhất 5 ngày. Tùy vào sức khỏe để lựa chọn các bộ môn thể dục khác nhau.

Có thể thấy mối quan hệ giữa tiểu đường và béo phì rất mật thiết. Do đó, mỗi người cần phải kiểm soát cân nặng chặt chẽ để không chỉ giảm nguy cơ mắc tiểu đường mà còn rất nhiều bệnh mãn tính khác như mỡ máu, tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu,…

[Tất cả những thông tin và kiến thức của bệnh tiểu đường đều có trong bài tổng hợp ” bệnh đái tháo đường, nguyên nhân, phòng và điều trị ” để có chủ động ngăn ngừa và điều trị cho người tiểu đường].

Mua sữa ngũ cốc 25 Green Nutri ở đâu?

Hiện nay có nhiều sản phẩm giả, nhái các thương hiệu lớn đang trôi nổi trên thị trường và Green Nutri cũng không ngoại lệ. Để mua đúng sản phẩm sữa hạt ngũ cốc 25 Green Nutri, sữa hạt ngũ cốc 25 Beta Glucare chính hãng bạn có thể mua tại fanpage 25 Green Nutri, gian hàng bán sữa hạt ngũ cốc 25 Green Nutri tại Shopee, các cửa hàng trực thuộc trực tiếp của Công ty xuất nhập khẩu Hải Bình, hoặc gọi trực tiếp đến hotline 0969.15.2525. Các kênh trên đều là kênh bán hàng chính thức của chúng tôi tại Việt Nam. mua đúng nơi không lo hàng giả và an toàn sức khỏe.