Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính đang có xu hướng gia tăng trong cộng đồng. Nhưng đáng chú ý là bệnh nhân mắc tiểu đường thường không nhận biết sớm đến khi vô tình đi khám mới phát hiện.

Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

Theo Liên đoàn đái tháo đường Thế giới (IDF) công bố năm 2021, cả thế giới có tới 537 triệu người mắc đái tháo đường, tương ứng với tỷ lệ cứ 10 người lớn độ tuổi 20 – 79 tuổi có 1 người mắc đái tháo đường. Cứ 6 trẻ sinh ra thì có 1 trẻ bị ảnh hưởng bởi đái tháo đường trong giai đoạn phát triển thai nhi. Đặc biệt, có tới 50% số người trưởng thành mắc đái tháo đường mà không được chẩn đoán.

Sự nguy hiểm của bệnh đái tháo đường.
Sự nguy hiểm của bệnh đái tháo đường.

Tại Việt Nam, theo số liệu của BYT cho thấy, nước ta có khoảng gần 5 triệu người đang mắc tiểu đường năm 2021. Trong đó, có hơn 55% bệnh nhân mắc đái tháo đường đã có các biến chứng .

Tiểu đường là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tàn tật và tử vong sớm ở hầu hết các quốc gia. Và là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà, bệnh tim mạch, suy thận và đoạn chi (cắt cụt chi).

[“biết được các “nguyên nhân gây ra bệnh đái đường tuýp 2” sẽ dễ dàng có phương án phòng tránh.]

Những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây ra đái tháo đường rất phức tạp, nhưng phần lớn là do thừa cân, béo phì và thiếu hoạt động thể lực. Các bác sĩ cũng khuyến cáo, viện nhận biết, chẩn đoán và điều trị sớm chính là chìa khóa để phòng hoặc làm chậm các biến chứng nguy hiểm đó. Chính vì vậy, cần chú ý và nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường nếu có một hoặc một số các dấu hiệu sau:

[Thiếu hoạt động thể chất cũng phần nào góp công nâng cao tỷ lệ mắc đái tháo đường. “5 bài tập thể dục sẽ giúp bạn ngăn ngừa và hỗ trợ trị bệnh đái tháo đường hiệu quả“.]

Biểu hiện khát nước và uống nước nhiều

Triệu chứng đầu tiên khi mắc bệnh tiểu đường thường thấy là người bệnh sẽ cảm thấy khát hơn bình thường. Tuy nhiên, cần phân biệt với tình trạng khát nước, uống nhiều nước do mất nước, do hoạt động nhiều, do thời tiết nắng nóng… cũng sẽ khiến khát nước nhiều hơn.

Người mắc đái tháo đường sẽ thường xuyên khát nước.
Người mắc đái tháo đường sẽ thường xuyên khát nước.

Đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu tăng cao

Biểu hiện thường thấy ở bệnh tiểu đường là tình trạng đi tiểu nhiều. Nguyên nhân, có thể do đường trong máu tăng cao, thận cố gắng thải trừ glucose qua nước tiểu, cơ thể vì thế sẽ tạo ra nhiều nước tiểu hơn. Kết quả, người bị đái tháo đường sẽ đi tiểu thường xuyên hơn, kéo theo biểu hiện khát nước liên tục. Một vòng luẩn quẩn sẽ diễn ra: uống nhiều hơn và đi tiểu nhiều hơn. Đây được xem là dấu hiệu tiểu đường rõ ràng.

Người mệt mỏi thường xuyên, thể trạng kém

Đây là biểu hiện rất dễ bị bỏ qua do không quá đặc hiệu và thường nhầm lẫn với các nguyên nhân khác. Người bị tiểu đường vẫn ăn và hấp thu đường vào máu bình thường. Tuy nhiên, do thiếu insulin hoặc do tình trạng đề kháng insulin dẫn đến glucose không được vẫn chuyển vào bên trong tế bào để chuyển hóa tạo năng lượng. Do đó, tế bào luôn ở trạng thái “đói” glucose và gây triệu chứng đói cho người bệnh.

Mặt khác, tế bào không đủ glucose để sử dụng nên hoạt động kém đi, đặc biệt là não bộ và các tế bào cơ, nên sẽ dẫn đến sự mệt mỏi quá mức của cơ thể, lâu dần khiến người bệnh bị suy nhược.

Có biểu hiện ăn nhiều nhưng bị sụt cân

Sụt cân là biểu hiện khó nhận thấy, vì mọi người thường cho rằng ăn uống kém hoặc có chế độ ăn kiêng khem nên sẽ có tình trạng bị giảm cân. Tuy nhiên, nếu ăn uống bình thường hoặc ăn uống nhiều, không có sự thay đổi về tập luyện hoặc làm việc mà bị sụt cân thì hãy nghĩ đã mắc bệnh tiểu đường hoặc một căn bệnh nghiêm trọng nào khác.

Ăn rất nhiều mà không tăng cân.
Ăn rất nhiều mà không tăng cân.

Nếu mắc bệnh tiểu đường thì tình trạng glucose trong máu tăng cao, không thể sử dụng để chuyển hóa năng lượng được, nên chất đạm và chất béo sẽ là nguồn thay thế để tạo ra năng lượng cho cơ thể. Điều này dẫn đến tình trạng teo cơ, sụt cân đột ngột. Người bệnh ăn nhiều, uống nhiều, nhưng mà lại gầy và sụt cân nhanh.

Thị lực giảm sút

Ngày nay, khi nhiều người sử dụng các thiết bị điện tử như tivi. máy tính, điện thoại… nên việc thị lực bị giảm sút thì chủ quan và không nghĩ mình mắc bệnh. Tuy nhiên, ở bệnh tiểu đường sẽ có biểu hiện thị lực không còn rõ như trước, hình ảnh mờ nhạt dần, nhòa không rõ.

Vì vậy, nếu thị lực giảm hoặc kết hợp các biểu hiện như khát nước, sụt cân… thì cần đi khám mắt và kiểm tra đường huyết, để xác định bệnh tiểu đường có ảnh hưởng đến mạch máu võng mạc hay không.

Xuất hiện các bệnh nha chu

Nếu mắc bệnh tiểu đường, hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn thương, hoạt động kém khiến cho cơ thể dễ bị vi khuẩn tấn công.. Khi đó, lợi là nơi nhận ảnh hưởng nhiều nhất, viêm nướu, viêm họng… sẽ diễn ra thường xuyên.

Xuất hiện nhiều vết thâm nám

Khi mắc bệnh tiểu đường, da cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, người bệnh tiểu đường thường thấy trên da xuất hiện nhiều vết thâm sẫm màu ở một số vùng, đặc biệt là ở những nơi có nếp nhăn hoặc nếp gấp da.

Vết thương lâu lành

Bệnh tiểu đường là bệnh do rối loạn chuyển hóa, nên khi mắc bệnh thì hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn thương, tổn thương lòng mạch, tắc mạch máu hoại tử, vì thế dẫn đến việc các vết thương ngoài da khó lành, đôi khi hoại tử hoặc nhiễm trùng.

Các vấn đề về da cũng là môt trong các dấu hiệu cần chú ý.
Các vấn đề về da cũng là môt trong các dấu hiệu cần chú ý.

Vết thương lâu lành có thể do biến chứng của trên thần kinh ngoại biên và mạch máu nhỏ gây ra. Nếu không phát hiện sớm những vết thương nhỏ ở các vùng chi dưới thì rất dễ dẫn đến nhiễm trùng. Một trong những diễn tiến nguy hiểm nhất của tiểu đường chính là hoại tử dẫn đến đoạn chi, khiến người bệnh tàn phế vĩnh viễn.

[Tất cả những thông tin và kiến thức của bệnh tiểu đường đều có trong bài tổng hợp ” bệnh đái tháo đường, nguyên nhân, phòng và điều trị ” để có chủ động ngăn ngừa và điều trị cho người tiểu đường].

Phòng ngừa bệnh tiểu đường

Hiện nay, vẫn chưa có cách nào phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 1. Tuy nhiên, có một số thói quen và lối sống tốt có thể phần nào phòng tránh được bệnh tiểu đường týp 2, như:

  • Cắt giảm lượng tinh bột, đường, chất ngọt trong thực phẩm. Ưu tiên lựa chọn thực phẩm không đường.
  • Hạn chế thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,…
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và cá biển hơn.
  • Ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên cám. Ăn ít cơm trắng và khi ăn nên nhai kỹ, chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày.
  • Kiểm soát cân nặng, huyết áp và mỡ máu.
  • Bỏ thuốc lá; Hạn chế bia rượu
  • Kiểm soát căng thẳng và stress
  • Tập thể dục đều đặn từ 30 – 45 phút mỗi ngày, không nghỉ quá 2 buổi liên tục.
  • Sau khi ăn nên nghỉ ngơi từ 30 – 45 phút. Sau đó đi bộ thư giãn tầm 15 – 20 phút để tránh việc đường huyết gia tăng quá cao sau khi ăn xong.

Vơi những người tiểu đường nên cung cấp những laoij sữa không đường, nó cung cáp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự troa đổi chất của cơ thể đồng thời vì không chứa đường nên có thể kiểm soát đường huyết trong máu, một trong số đó là sữa hạt ngũ cốc 25 Beta Glucare dành cho người tiểu đường bạn nên thử.

Đến nay, Y học vẫn chưa có cách nào chữa khỏi bệnh tiểu đường. Do đó, bất kỳ ai đều cần tự trở thành bác sĩ cho chính bản thân mình, nhận biết nhanh các dấu hiệu sớm của bệnh để có kế hoạch thăm khác và điều trị sớm sẽ giúp hạn chế được những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Mua sữa ngũ cốc 25 Green Nutri ở đâu?

Hiện nay có nhiều sản phẩm giả, nhái các thương hiệu lớn đang trôi nổi trên thị trường và Green Nutri cũng không ngoại lệ. Để mua đúng sản phẩm sữa hạt ngũ cốc 25 Green Nutri, sữa hạt ngũ cốc 25 Beta Glucare chính hãng bạn có thể mua tại fanpage 25 Green Nutri, giang hàng bán sữa hạt ngũ cốc 25 Green Nutri tại Shopee, các cửa hàng trực thuộc trực tiếp của Công ty xuất nhập khẩu Hải Bình, hoặc gọi trực tiếp đến hotline 0969.15.2525. Các kênh trên đều là kênh bán hàng chính thức của chúng tôi tại Việt Nam. mua đúng nơi không lo hàng giả và an toàn sức khỏe.