“Ăn gì mau lành vết thương sau mổ” là câu hỏi mà rất nhiều người sau khi thực hiện phẫu thuật xong đều quan tâm. Sự thật là nếu có một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp người bệnh mau bình phục và vết thương sau mổ mau lành hơn.

1. Ăn gì mau lành vết thương sau mổ?

Để trả lời cho câu hỏi Ăn gì mau lành vết thương sau mổ, chúng ta có thể dựa vào từng giai đoạn cụ thể của quá trình lành thương bình thường. Lành thương sớm sẽ giúp hạn chế được việc nhiễm trùng hay hình thành sẹo sau mổ. Ở từng giai đoạn cơ thể sẽ có những yêu cầu khác nhau về dinh dưỡng. Do đó, việc lựa chọn đúng thực phẩm sẽ đẩy nhanh được tiến trình lành thương hơn so với tự nhiên.

an gi mau lanh vet thuong sau mo
Người sau mổ cần được chăm sóc y tế và dinh dưỡng phù hợp

1.1. Giai đoạn cầm máu

Tùy vào vị trí mố, mức độ phức tạp và kích thước vết mổ như thế nào mà giai đoạn cầm máu cần phải thực hiện trong bao lâu. Tuy nhiên, thông thường, giai đoạn này chỉ kéo dài khoảng 3-5 phút.

Do thời gian diễn ra nhanh chóng và đôi khi vẫn còn trong phòng mổ nên việc tăng cường dinh dưỡng trong giai đoạn này không cần thiết. Để cầm máu, bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện các kỹ thuật băng cầm và khâu vết mổ cho phù hợp.

1.2. Giai đoạn viêm

Sau phẫu thuật, cơ thể sẽ tồn tại một vết thương chưa lành sau đó. Tiếp nối với quá trình cầm máu sẽ là quá trình viêm. Nhìn chung, viêm là một phản ứng có lợi để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh hoặc loại bỏ các tế bào chết, mô hoại tử còn sót lại tại ổ viêm. Quá trình này thường kéo dài từ 3-5 ngày và giúp tạo hàng rào miễn dịch tại chỗ chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Tuy nhiên, nếu viêm kéo dài lại gây tốn thương ngược vào mô, làm chậm lành vết thương.

an gi mau lanh vet thuong sau mo
Bữa ăn đủ chất và phù hợp sẽ rút ngắn được thời gian lành thương

Trong quá trình này, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng hàng rào miễn dịch và thời gian lành vết thương. Dinh dưỡng đúng sẽ giúp khống chế thời gian viêm, giảm viêm kéo dài. Những dưỡng chất cần có trong quá trình này phải kể đến như:

  • Vitamin C: Để tăng cường hàng rào miễn dịch chúng ta cần cung cấp vitamin C liên tục cho cơ thể. Vitamin C không chỉ giúp tăng sức đề kháng tại vết thương sau mổ mà còn giúp tăng sinh collagen, đẩy nhanh quá trình tạo mô mới để mau lành thương hơn.
  • Vitamin A: Vitamin A là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giảm viêm, vừa giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể. Vitamin A còn giúp giảm tình trạng sạm màu da tại vết thương.
  • Protein: Để giúp cơ thể tăng sinh collagen và mau lành vết thương, chúng ta cũng cần ăn nhiều protein. Tuy nhiên, các protein lành tính như protein từ cá, gà, các loại ngũ cốc,… sẽ an toàn hơn cho vết thương để tránh để lai sẹo lồi.
  • Omega: Các chất béo không bão hòa như Omega có tác dụng chống viêm mạnh mẽ và làm đau rất tốt. Do đó, bạn cũng cần tăng cường các loại thực phẩm giàu omega như cá béo, hạt chia, bơ, dầu oliu,…
  • Probiotic: Đồng thời cũng cần tăng hệ miễn dịch và cải thiện tiêu hóa với các chế phẩm giàu vi sinh vật có lợi như sữa chua, yaourt. Lưu ý nên chọn loại ít đường hoặc không đường sẽ tốt hơn.

Thông thường, vài ngày sau mổ sẽ vẫn còn đau và mệt. Một số người còn có khả năng bị chán ăn do tác dụng phụ của thuốc gây tê hoặc gây mê. Do đó, các món ăn trong giai đoạn này nên được nấu ở dạng dễ ăn, dễ nhai và dễ tiêu.

1.3. Giai đoạn tăng sinh phục hồi

Với người bệnh cần biết ăn gì mau lành vết thương sau mổ? Đặc biệt là đang ở giai đoạn tăng sinh và phục hồi sau mổ. Giai đoạn này diễn ra tiếp nối giai đoạn viêm và cơ thể bắt đầu vào quá trình liền vết thương. Thời gian có thể kéo dài từ 1 tuần cho đến vài tuần, tùy thuộc vào vết thương sau mổ nông hay sau, lớn hay nhỏ. Ngoài ra, thời gian để quá trình này bắt đầu và kết thúc cũng phù thuộc vào cơ địa người bệnh và chế độ ăn uống.

an gi mau lanh vet thuong sau mo
Người sau mổ cần được cung cấp đủ các nhóm dinh dưỡng với các món ăn lành mạnh

Các dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn tăng sinh và phục hồi có thể kể đến như:

  • Vitamin C: Cần duy trì các thực phẩm giàu vitamin C để đẩy nhanh tốc độ sản sinh collagen làm lành vết thương. Chưa kể, vitamin C còn giúp làm sáng da, giảm tăng sinh melanin tại vết thương do viêm, giúp hạn chế tình trạng thâm, sạm và sẫm màu vết sẹo sau khi lành da.
  • Protein: Giai đoạn này rất cần protein vì chúng cung cấp các axit amin để cấu tạo nên sợi collagen. Do đó, các thực phẩm giàu protein cần được bổ sung nhiều hơn bình thường để vết thương được nhanh lành hơn. Nên ưu tiên các loại protein lành mạnh từ cá, gà, các loại đậu đỗ, ngũ cốc, bơ,… vì không làm sản sinh quá nhanh dẫn đến sẹo lồi với người có cơ địa nhạy cảm.
  • Kẽm: Một khoáng chất cần trong giai đoạn này là kẽm. Kẽm thúc đẩy quá trình sản sinh collagen, tăng sức đề kháng và giảm các tình trạng ngứa, dị ứng do da non hình thành.
  • Vitamin nhóm B: Các loại vitamin B giúp tăng cường chuyển hóa tại năng lượng và tăng sự nuôi dưỡng các tế bào. Do đó, đẩy nhanh quá trình lành thương tại chỗ. Chưa kể, vitamin B còn giúp ngủ ngon, ăn ngon và cải thiện tình trạng lo lắng sau mổ.

Qua giai đoạn này, người bệnh cũng đã cảm thấy dễ chịu hơn, vết thương sau mổ không còn đau nhiều nên có thể ăn đa dạng thực phẩm hơn với đa dạng cách nấu hơn. Tuy nhiên, vẫn cần hạn chế các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, muối và đường để giúp quá trình lành thương được thuận lợi hơn.

1.4. Giai đoạn tái tạo

Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình lành thương. Do đó, người bệnh có thể ăn uống đa dạng hơn và không cần phải lo lắng quá nhiều về việc ăn gì mau lành thương sau mổ nữa.

an gi mau lanh vet thuong sau mo
Bữa ăn có nhiều vitamin C sẽ giúp tăng sức đề kháng, mau lành vết thương và giảm tăng sinh melanin

Giai đoạn này có thể kéo dài đến một năm sau khi mổ. Ở giai đoạn tái tạo, các mô thịt đã cơ bản được lấp đầy nên các mạch máu sẽ được phục hồi để đưa oxy và dinh dưỡng đến nuôi mô. Bề mặt da lúc này cũng được tái tạo một lớp mô biểu bì (da) để che phủ và bảo vệ. Tuy nhiên, mức độ che phủ nhiều hay ít và màu da mới có khác biệt nhiều hay không sẽ phụ thuộc vào cơ địa và chế độ dinh dưỡng.

  • Protein: Cần cung cấp protein để cơ thể tiếp tục tổng hợp nên các sợ collagen để hạn chế tình trạng thiếu hụt dẫn đến sẹo lõm. Tuy nhiên, bạn cũng cần chọn các loại protein từ thịt trắng như gà, cá, vịt, heo, ngũ cốc,… Không nên ăn thịt bò, nhất là với người có cơ địa sẹo lồi.
  • Vitamin C: ở giai đoạn này vẫn rất cần vitamin C. Vừa để giúp tăng sinh collagen, vừa giảm thâm sạm và làm đều màu da, tránh để lại sẹo xấu sau khi lành vết thương.
  • Selen và Kẽm: Cả hai vi chất này đều đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tổng hợp protein và tăng sinh collagen. Kẽm và selen có khả năng giảm ngứa trên da. Đặc biệt khi liền da non rất dễ bị kích thích và gây ngứa tại chỗ. 2 vi chất này có nhiều trong cá, trứng, yến mạch, các loại ngũ cốc nguyên cám, hạt dinh dưỡng,…

Giai đoạn này nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh để cung cấp đa dạng các vitamin và khoáng chất hơn. Hoa quả và rau xanh có nhiều chất chống oxy hóa sẽ giúp cải thiện sắc tố da, hạn chế hình thành sẹo thâm xấu sau khi lành vết thương.

2. Sau phẫu thuật nên kiêng ăn gì tránh ảnh hưởng đến vết mổ

Tuy là loại thực phẩm nào cũng mang lại giá trị dinh dưỡng nhất định cho con người. Tuy nhiên, vẫn có một số loại thực phẩm mà người sau mổ cần hạn chế hoặc nên kiêng hoàn toàn đến khi lành hẳn để tránh làm chậm quá trình lành thương hoặc gây tăng nguy cơ hình thành sẹo xấu.

Các loại thực phẩm người sau mổ cần tránh như:

  • Thịt bò: Thịt bò rất giàu protein và các khoáng chất, có công dụng bồi bổ cho người bệnh rất tốt. Nhưng với người vừa mổ thì nên hạn chế vì có thể dẫn đến sẹo lồi.
  • Rau muống: Rau muống rất giàu sắt nên giúp bổ máu. Tuy nhiên, đây cũng là thực phẩm có thể dẫn đến tăng sinh quá mức dẫn đến sẹo lồi. Chưa kể, ăn rau muống trong giai đoạn lành thương có thể để lại vết sẹo sẫm màu, mất thẩm mỹ. Do đó, không nên ăn rau muống trong giai đoạn này.
  • Đồ nếp: Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại thì nên hạn chế các loại đồ ăn có nếp. Các loại thực phẩm này có thể gây mưng mủ và tăng quá trình viêm tại chỗ, dẫn đến tổn thương và lâu lành vết mổ hơn.
  • Đường: Thực phẩm nhiều đường nên hạn chế vì ức chế sản sinh elastin và collagen. Từ đó làm chậm quá trình lành thương hoặc gây nguy cơ bị sẹo lõm hoặc sẹo lồi khó kiểm soát.
  • Thực phẩm giàu nitrat: Các loại đồ ăn chế biến sẵn hoặc đóng hộp thường có lượng nitrat cao. Chúng sẽ khiến vết thương lâu lành hơn, đồng thời lại dễ để lại sẹo và gây rối loạn huyết động, có thể dẫn đến chảy máu vết thương.
  • Hải sản: Dù hải sản giàu kẽm và selen, tốt cho vết mổ nhưng cũng là nhóm thực phẩm rất dễ gây dị ứng. Do đó, nên hạn chế ăn hải sản trong giai đoạn sau mổ để tránh xảy ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do dị ứng hải sản.

3. Thực đơn 7 ngày sau mổ

Để giúp người bệnh khỏi lăn tăng trong việc ăn gì mau lành vết thương sau mổ, chúng tôi đã tổng hợp thực đơn tham khảo trong 7 ngày sau mổ như sau:

Ngày

Món chính và món ăn kèm

Tráng miệng

1

Súp bí đỏ với thịt bằm Cam ngọt

2

Súp gà nấu nấm Táo

3

Đậu hũ nhồi thịt băm, canh xương hầm rau củ Chuối

4

Cá điêu hồng hấp hành, canh cải bina thịt băm Bơ dầm

5

Sườn xào chua ngọt, canh rong biển Cam vắt mật ong

6

Thịt heo luộc, canh mướp Nước ép cà rốt

7

Gà hầm hạt sen, bông cải xanh luộc Nước ép táo

Ngoài ra, vào các bữa phụ có thể tăng cường các loại sữa dinh dưỡng để giúp cơ thể mau bình phục hơn. Với người ăn chay hoặc dị ứng lactose có thể dùng sữa hạt ngũ cốc thuần chay để thay thế. Theo đó thì các loại sữa hạt ngũ cốc thuần chay với hàm lượng đạm thực vật dồi dào cũng nhiều loại vi chất thiết yếu sẽ giúp thúc đẩy mau lành vết thương mà lại lành tính, giảm nguy cơ hình thành sẹo thâm.

4. Những lưu ý để đẩy nhanh quá trình phục hồi vết mổ

Ngoài việc quan tâm đến ăn gì mau lành thương sau mổ thì người bệnh cũng cần chú ý một số chế độ sinh hoạt để hỗ trợ vết thương mau lành hơn như:

  • Trong những ngày đầu nên ăn loại thực phẩm lỏng, nấu chín nhừ, dễ tiêu và chia thành 6-8 bữa ăn/ngày. Từ ngày thứ 3 trở đi có thể ăn các loại thực phẩm thô hơn như cơm, rau củ mềm,…
  • Nếu không cần kiêng khem, nên tăng cường sữa dinh dưỡng, sữa hạt ngũ cốc để đẩy nhanh thời gian phục hồi. Người kiêng đường có thể dùng sữa không đường, người béo phì có thể dùng sữa không đường và tách béo.
an gi mau lanh vet thuong sau mo
Uống thêm sữa dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể mau bình phục hơn
  • Có thể vận động nhẹ nhàng nếu có sự đồng ý của cán bộ y tế. Tuy nhiên, cần hạn chế vận động mạnh để tránh làm tái rách vết thương đang làm da non.
  • Giữ sạch vết thương, che chắn vết thương khi ra ngoài để tránh bụi bẩn, vi khuẩn và mầm bệnh có cơ hội xâm nhập gây nhiễm trùng vết thương.
  • Không đắp lá hay bột thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc vào vết thương hở mà không có sự hướng dẫn của cán bộ y tế.
  • Không nên bóc vảy vết thương vì có thể phía dưới chưa lành sẽ gây chảy máu. Hơn nữa, bóc vảy vết thương quá sớm có thể để lộ lớp da non và tạo điều kiện để hình thành sẹo thâm xấu sau khi lành thương.

Hi vọng, bài viết trên đã giúp bạn trả lời được đầy đủ câu hỏi “Ăn gì mau lành vết thương sau mổ?”. Ngoài các loại thực phẩm gợi ý như trên, bạn có thể lựa chọn dinh dưỡng tăng cường như sữa hạt ngũ cốc 25 Green Nutri, 25 Beta Glucare (không đường) hoặc Organic Avocado (bổ sung Bơ hữu cơ và BCAAs) trong các bữa phụ hằng ngày để đẩy nhanh quá trình phục hồi, giúp vết thương mau lành mà lại hạn chế được sẹo thâm sau mổ.